Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, trong đó chấn hưng văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, trong đó chấn hưng văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi 14h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022, TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày seminar với chủ đề “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Trong báo cáo của mình TS. Ninh Thị Sinh đã trình bày 3 nội dung chính: Nguồn tư liệu, Nội dung nghiên cứu, và kết luận. Trong phần mở đầu của nội dung nghiên cứu, tác giả trình bày nguyên nhân vì sao phải chấn hưng Phật giáo, bao gồm nguyên nhân bên ngoài (phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á và sự cạnh tranh của các tôn giáo mới) và nguyên nhân từ bên trong do sự suy vi của đạo Phật (tu sĩ hư, dốt; tín đồ mê tín).
Tiếp đến, tác giả trình bày nguyên nhân chấn hưng đạo Phật do đạo Phật là vốn quý nhưng tồn tại không có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội, đồng thời lại chịu sự cạnh tranh từ các tôn giáo khác, đứng trước bờ diệt vong; trong lúc đó nhận được sự thôi thúc, khích lệ của phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á nên cần phải chấn hưng Phật giáo. Tiếp đó, tác giả đã khái quát diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo: giai đoạn vận động, giai đoạn thành lập và hoàn thiện tổ chức hội Phật giáo và giai đoạn Chấn hưng
Phần cuối của chủ đề Seminar này, báo cáo viên dành nhiều thời gian để nhận xét về nội dung chấn hưng Phật giáo.
Sau phần trình bày của báo cáo viên, tác giả nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa. TS Cao Thị Vân đưa câu hỏi: ai là những người “lạc quyên” cho Hội Phật giáo; mối quan hệ của giáo hội Phật giáo Bắc kì với phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kì và thế giới. TS Ninh Thị Hạnh đưa câu hỏi tại sao các chùa thu không đủ chi thì tiền thiếu ở đâu để bù vào? Tính minh bạch có được đảm bảo không? TS Thân Thị Huyền tại sao tên chùa, câu đối trong Chùa đều là chữ Quốc ngữ.
Hi vọng thông qua chủ đề seminar của TS. Ninh Thị Sinh sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì trong giai đoạn 1934-1945.
Seminar kết thúc vào 16h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022.
(TS. Cao Thị Vân - Trợ lý khoa học)
Trần Trọng Kim (1883-1953), hiệu Lệ Thần, sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, đồng thời cũng được theo học trong môi trường giáo dục Pháp – Việt, vì thế Trần Trọng Kim đã hấp thụ đầy đủ cả hai nền học vấn Nho học và Tây học.
Trần Trọng Kim được nhiều học giả đánh giá là một trí thức lớn của đất nước, ông có tầm ảnh hưởng đối với xã hội, văn hóa và tôn giáo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét: “Trần Trọng Kim (hiệu Lệ Thần), là một nhà sư phạm đã soạn nhiều sách giáo khoa có giá trị và một học giả đã có công khảo cứu về Nam sử và các học thuyết cổ của Á Đông”(1). Trịnh Văn Thảo, tác giả cuốn Ba thế hệ trí thức người Việt (1862- 1954) cũng trích dẫn lời nhận xét của Giáo sư Đặng Thai Mai về Trần Trọng Kim như sau: “Bùi Kỷ cùng với Trần Trọng Kim và Phạm Quỳnh, là một trong ba trí thức lớn của thủ đô”(2). Cuộc đời của Trần Trọng Kim là một chuỗi dài những sự kiện biến động, thăng trầm. Qua những gì ông thể hiện, có một số ý kiến nhận xét thiếu tích cực về ông, nhưng trên hết các đóng góp và di sản mà ông để lại đã cho thấy giá trị tích cực, rất đáng được trân trọng.
Đầu thế kỷ XX, văn hóa truyền thống rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sự du nhập của văn minh phương Tây với những ưu thế về khoa học, kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống, đặc biệt là Nho giáo, khiến cho hệ tư tưởng này đứng trên bờ vực suy vong. Tình hình Phật giáo Việt Nam cũng không mấy khả quan, nếu như không nói là đang cùng chung cảnh ngộ với Nho giáo.
Trước khi phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời, tình trạng chung của Phật giáo Việt Nam là bức tranh vô cùng ảm đạm. Trong tình thế đó của Phật giáo, trí thức đương thời không đứng ngoài cuộc. Một số trí thức nhiệt huyết đã tiên phong đứng ra vận động phong trào chấn hưng Phật giáo.
Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, như các tài liệu hiện nay đề cập, nhìn chung đều cho rằng nó xảy ra trong những năm đầu của thập kỷ XX, sau đó phát triển và trở thành phong trào lớn mạnh. Mục đích của phong trào chấn hưng là nhằm cứu vãn tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của Phật giáo cuối cùng hướng tới thanh lọc các học thuyết, đổi mới Phật giáo phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn đương đại.
Đối với Phật giáo nói chung và phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ nói riêng, vai trò và ảnh hưởng của Trần Trọng Kim là điều không thể phủ nhận. Trước khi tham gia và trở thành thành viên sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ vào năm 1934(6), sau đó đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Khảo cứu và diễn giảng của hội, Trần Trọng Kim từng có bài viết liên quan đến tình hình Phật giáo và việc ông cổ động cho phong trào chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. Trên mặt trận báo chí, Trần Trọng Kim từng đề xuất, gợi ý ra một chương trình chấn hưng Phật giáo mà trọng tâm chính là lấy việc “nghiên cứu nghiêm túc kinh điển và phiên dịch tiếng Việt để hiểu và phổ biến rộng rãi giáo lý đạo Phật”(7).
Giai đoạn từ năm 1932-1934, trên tờ Trung Bắc tân văn, Trần Trọng Kim có đăng bài viết liên quan đến Phật giáo cụ thể là bài “Việc chấn hưng Phật học ở nước ta” số ra các ngày 5, 7, 8 tháng 5 năm 1932. Mặc dù số lượng các bài viết khiêm tốn, nhưng là các bài viết chất lượng, không chỉ gây được tiếng vang lớn, mà nó còn thu hút lượng đọc giả ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Phật giáo.
Đến năm 1936, Trung Bắc tân văn lại in tiếp bài “Quan niệm về cuộc nhân sinh” của Trần Trọng Kim. Bài này do Trần Trọng Kim thuyết giảng tại Hội Trí tri Nam Định và ngày 18 tháng 1 năm 1936. Nội dung của bài viết thể hiện được mức độ hiểu biết và trình độ uyên thâm của Trần Trọng Kim về tôn giáo. Điểm nhấn của bài báo là những tâm sự, hoài bão của Trần Trọng Kim về thời cuộc, về sự đổi mới đang diễn ra trên quê hương. Trần Trọng Kim cho rằng phần nhiều người trong nước đã hiểu sai về sự tiến bộ, đã dẫn tới hệ quả ngày càng làm cho cuộc sống thêm mất phương hướng, ông nói: “Nhưng ta lại hiểu lần rằng sự tiến hóa của nhân quần xã hội chỉ cốt ở phần vật chất mà thôi, chứ không cần đến tinh thần, thành thử việc biến thiên trong cuộc nhân sinh của ta có nhiều điều chếnh lệch”(8).
Đương thời, đối diện trước sự tiến bộ của phương Tây, người Việt cũng hô hào đòi chạy theo khoa học, nhưng họ chỉ thấy được cái bề ngoài của sự phát triển mà không nắm bắt được yếu tố then chốt để làm nên sự phát triển đó. Vì không nắm được yếu điểm này, cho nên cứ học tập, cứ bắt chước theo phương Tây nhưng lại không mang đến kết quả nào cả. Theo Trần Trọng Kim, yếu điểm ở đây chính là việc phát triển cho được cái “tinh thần”, “cái tâm” bên trong: “Tiềm lực ấy là cái tinh thần, hay cái tâm, tự nó phải phấn đấu luôn để tác các định cục. Nếu ta không có cái tiềm lực ấy, thì dù ta khéo bắt chước thế nào cũng chỉ là sự bắt chước ở bề ngoài mà thôi, chứ kết cục vị tất đã có hiệu quả gì mấy. […]. Vậy muốn tiến hóa cho đúng lẽ phải, thì ta lo gây lấy cái tinh thần cho thật mạnh”(9).
Sự quan tâm của Trần Trọng Kim dành cho Phật giáo ngày càng được đẩy mạnh sau khi ông tham gia vào Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Ngay từ những ngày đầu thành lập hội, ông đã mạnh dạn nêu ra ý kiến cần “áp dụng những quy tắc kỷ luật nghiêm ngặt, tăng sĩ vi phạm giới luật phải rời khỏi chùa và hoàn tục”(10). Đồng thời ông cũng tham gia vào việc sửa đổi Điều lệ hội, “soạn lại hoàn toàn và được Đại hội đồng phê chuẩn ngày 26 tháng 6 năm 1938”(11).
Trong vai trò là Trưởng Ban khảo cứu và diễn giảng, nhiều tác phẩm Phật học đã được ra đời. Kể từ số báo 53, Phật lục được đăng tải định kỳ trong tạp chí Đuốc Tuệ, giúp tờ báo càng phong phú thêm về nội dung.
Nhờ vào những ghi chép rất tỉ mỉ của tác giả về cách bố trí thờ cúng trong các ngôi chùa tại Bắc Kỳ, từ đó có thể căn cứ theo cuốn Phật lục “để tiến hành các cải cách về nơi thờ tự”(12). Chưa hết, ông còn viết cuốn Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay. Sách được chia là ba chương và phần phụ lục, nội dung giới thiệu các kiến thức căn bản của Phật giáo Tiểu thừa, Đại thừa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Quốc và những thông tin hữu ích khác.
Ngoài công việc sáng tác, Trần Trọng Kim còn là một diễn giả tài ba của Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Mỗi buổi diễn giảng của ông luôn mang đến nhiều cảm xúc. Do đó, ông để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng thính giả. Các bài thuyết giảng của ông luôn hướng đến cổ động cho phong trào chấn hưng Phật giáo, đề cao những giá trị cốt lỗi của giáo lý. Ông từng thuyết giảng các chủ đề “Phật giáo đối với cuộc nhân sinh”(13), “Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo”(14), “Phật giáo Tiểu thặng và Đại thặng”, “Cái nghĩa hoa sen đối với đạo Phật”(15).
Trong số các buổi thuyết giảng của Trần Trọng Kim, buổi thuyết vào ngày 17 tháng 3 năm 1935, tại chùa Quán Sứ với chủ đề “Phật giáo đối với cuộc nhân sinh”, ông đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng thính chúng, thu hút “khoảng ba trăm thính giả”(16). Qua nội dung thuyết giảng, ông phác họa được hình ảnh một đạo Phật đã ăn sâu vào tâm trí người Việt: “Một tông giáo có phần rất cao thâm, rất phổ thông mà lại thấm thía vào tủy não người mình bao nhiêu đời nay, người trong nước hầu khắp từ Nam chí Bắc, ai ai cũng tín ngưỡng và sùng bái”(17). Một đạo Phật luôn hướng đến xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh với những lời dạy sâu sắc có khả năng đưa tới an lạc, giảm thiểu khổ đau: “Cái đạo có thế lực về đường tinh thần sâu xa như thế.., khiến những tín đồ biết rõ cái đạo của mình tin và biết cách ăn ở cho phải đạo, để bớt được những sự khổ não trong đời”(18).
Nhưng trên hết là sự khẳng định của Trần Trọng Kim về chủ đích thành lập hội Phật giáo Bắc Kỳ không nằm ngoài ý muốn phục hưng Phật giáo. Ông nói: “Bởi những lẽ ấy cho nên chúng tôi rủ nhau đứng lên lập hội Phật giáo, chủ ý là muốn làm cho sáng cái đạo đã mờ, muốn trau chuốt cho bóng bẩy hơn trước và lại thích hợp với nhu yếu của người đời”(19). Xuất phát từ câu nói này, trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã nhận định: “Những dòng trên có thể được xem là một bản “tuyên ngôn” của phong trào chấn hưng Phật học”(20).
Hai phương diện chủ đạo thể hiện rõ nhất vai trò của Trần Trọng Kim trong phong trào chấn hưng Phật giáo là việc nghiên cứu và hoạt động diễn thuyết. Nhờ vào hai yếu tố này, Trần trọng Kim đã thu hút sự quan tâm của giới trí thức dành cho Phật giáo ngày một nhiều hơn, từ đó góp phần chấn chỉnh, dẹp bỏ được các hủ tục, xây dựng nếp sống tòng lâm mô phạm. Có thể thấy, Trần Trọng Kim đã rất cố gắng truyền tải kiến thức Phật giáo phổ biến vào đời sống xã hội, xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc giúp Phật giáo có thể phát triển lâu dài.
Tóm lại trong nhiều vai trò khác nhau, Trần Trọng Kim làm sống lại các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt đối với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ ông góp phần tạo nên những thành công quan trọng bước đầu, làm nên nền tảng ổn định cho Phật giáo về sau. Nhưng sâu xa hơn, những hoạt động khôi phục văn hóa, chấn hưng Phật giáo của Trần Trọng Kim còn phản ánh quá trình tiếp thu và phản ứng của giới trí thức Việt Nam như thế nào đối với sự xâm nhập trào lưu văn hóa mới đến từ phương Tây. Nhờ tiếp cận linh hoạt, Trần Trọng Kim và những nhà hoạt động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã khéo léo chọn lựa được cách thức phù hợp, giúp cho văn hóa truyền thống chẳng những không mất đi bản sắc đặc trưng, mà còn tồn tại song hành cùng sự phát triển của thời đại.
Thích Bổn Đức – Cao học Khóa III, Học viện PGVN tại Tp.HCMTạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022
CHÚ THÍCH:(1) Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục – Trung tâm học liệu, Sài Gồn, 1968, tr. 450(2) Trịnh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 312(3) Tính tới thời điểm ra đời cuốn Việt Nam sử lược, trước đó đã có cuốn Đại Nam quốc sữ diễn ca, do Phạm Đình Toái biên soạn và xuất bản vào năm 1870. (Theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1998), Tập II: Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb. Giáo dục, tr. 33(4) Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr. 1906(5) Trinh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 371(6) Trần Trọng Kim là một trong 32 thành viên sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Theo nghị quyết đặc biệt của hội Phật giáo Bắc Kỳ, thành viên sáng lập sẽ là “cố vấn vĩnh viễn” của hội. (xem Ninh Thị Sinh, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 111)(7) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 175(8) Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021, tr. 96-97(9) Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021, tr. 97(10) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 258(11) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 258(12) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 219(13) Bài này giảng ngày 17 tháng 3 năm 1935 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. (Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958)(14) Bài này giảng ngày 11 tháng Giêng năm 1936, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. (Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958)(15) Đuốc Tuệ, số 37, ngày 25/8/1936.(16) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 186, 187(17) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13(18) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13(19) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13, 14(20) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014, tr. 883
TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục – Trung tâm học liệu, Sài Gồn, 1968.2. Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021.3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014.4. Trịnh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội.5. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1998), Tập II: Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb. Giáo dục.6. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.7. Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.8. Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958.9. Tạp chí Đuốc Tuệ.
Trong kinh doanh, có một câu nói được xem như khẩu hiệu: “Làm dịch vụ là phải biết phục vụ; không biết phục vụ thì đừng làm dịch vụ”. Các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã sớm nhận ra chân lý này và họ đã xây dựng thương hiệu quốc gia với văn hoá phục vụ lịch thiệp, văn minh thật ấn tượng và đáng học hỏi.
Điều này có thể thấy rõ khi khách du lịch đến những quốc gia này luôn cảm thấy hài lòng và muốn quay lại.
Trong khi đó, Việt Nam có nhiều phong cảnh hữu tình, món ăn ngon và đa dạng, người dân hiếu khách, nhưng những thế mạnh đó lại chưa đủ hấp dẫn du khách quay trở lại như nhiều quốc gia khác.
Trong năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa sau khi đã đón gần 13 triệu khách du lịch quốc tế năm 2023. Như vậy là số khách du lịch quốc tế được dự báo gần như quay trở lại năm 2019, thời kỳ trước dịch.
Trước hoàn cảnh đó, chúng ta cần có nhiều biện pháp để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa mở thêm nhiều dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong nhiều năm qua. Một loạt hiện tượng như xin tiền, vòi tiền boa, chặt chém, ép giá, “cò đặc sản”, đeo bám để bán hàng, “treo đầu dê bán thịt chó”… vẫn diễn ra ở nhiều nơi, kể cả những khu du lịch nổi tiếng.
Đi du lịch, ngoài nhu cầu nâng cao hiểu biết, du khách luôn mong muốn tìm thấy cảm giác thư giãn, thoải mái, hoà mình với cảnh sắc thiên nhiên; được vui vẻ hoà nhã với những người đồng hành, được trải nghiệm thú vị mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy mà không ít du khách bị “chuốc” cho cảm giác bực dọc, khó chịu, mất hết hứng thú bởi những hành vi không hề đẹp chút nào của những người làm việc trong ngành du lịch hoặc phục vụ khách du lịch.
Có thể thấy, nhận thức và văn hoá ứng xử yếu kém trong bất kỳ tổ chức nào một phần do chính năng lực của mỗi cá nhân, nhưng chắc chắn một phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về cơ quan quản lý các cấp.
Mới đây, có đề án mấy nghìn tỷ đồng để chấn hưng văn hoá thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Số tiền này quá lớn và quá lãng phí nếu không được sử dụng đúng mục đích và nhu cầu của người dân và xã hội. Nhưng nếu văn hoá thật sự được “chấn hưng” đúng nghĩa và có thể đo lường được kết quả trong một khoảng thời gian nhất định, thì việc sử dụng mấy nghìn tỷ là hoàn toàn xứng đáng.
Mong các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý đặc biệt chú trọng việc “chấn hưng” thế nào để nâng cao chất lượng phục vụ thông qua cách ứng xử của các nhân viên trong ngành cũng như nhận thức và trình độ văn hoá của người dân.
Điều này không phải chỉ để làm “trang sức” đánh bóng hay PR mà để con người hành xử với nhau một cách nhân văn và hiệu quả, giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội. Trong những hành trình thăm quan, du khách sẽ được đối đãi niềm nở, ân cần, chân thật. Trong ấn tượng của du khách, những hình ảnh lịch sự, văn minh và đẹp đẽ về cảnh vật và con người mà họ đã gặp sẽ còn in dấu và trở thành những câu chuyện lan truyền có sức hút mạnh mẽ. Lúc đó, kết quả mà chúng ta thu được còn mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với con số đề xuất của đề án.
Để làm được như vậy, cần tổ chức các lớp học, các khoá tập huấn dành riêng cho các nhóm đối tượng như người phục vụ, người bán hàng, người lái xe (lái đò, thuyền), người lao công, bảo vệ và cả người dân ở các khu du lịch.
Mở rộng ra hơn nữa, thậm chí các viên chức-công chức (đặc biệt là những người làm công việc tiếp dân) cũng rất cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng xử lý trong công việc giao tiếp với Nhân dân.
Có thể Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần kết hợp với nhau để cùng xây dựng và thực hiện các chương trình “chấn hưng văn hoá” cho toàn xã hội một cách thiết thực và ý nghĩa.
Các cơ quan ban ngành từ cấp trung ương đến địa phương đều cần lắp đặt những “đường dây nóng” tiếp nhận phản ánh của nhân dân để xử lý các kiến nghị của dân. Ở những nơi công cộng, cần đặt biển ghi rõ số điện thoại đường dây nóng để người dân biết và phản ánh kịp thời.
Để đánh giá hiệu quả của chương trình cũng không quá khó. Bởi một khi các cơ quan chức năng cùng bắt tay thực hiện đồng loạt, tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp và kỷ luật, có thể chỉ vài năm sau đã “nghiệm thu” được thành quả thông qua việc phản ánh của người dân, nhất là những người sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết và hướng dẫn cách ứng xử văn minh, lịch sự cho người lao động, đặc biệt nhấn mạnh vào việc xây dựng những chế tài, các mức độ xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.
Đừng chỉ phạt như kiểu “lấy lệ”, phạt “cho có” với vài trăm nghìn hay vài triệu rồi tha về, bởi hình thức đó sẽ không đủ sức răn đe mà còn khiến nhiều người “nhờn” thuốc.
Từ giữa năm ngoái, Việt Nam chính thức áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ với thời hạn lưu trú lên đến 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần và đồng thời nâng thời hạn tạm trú đối với các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày.
Du lịch Việt Nam đứng thứ 52 trên 117 nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau bốn nước Singapore (9), Indonesia (32), Thái Lan (36), Malaysia (38).
Chúng ta hoàn toàn có thể nâng hạng cạnh tranh qua việc chấn hưng chất lượng phục vụ song song với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để giúp ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Cho nên, nói chấn hưng văn hóa thấy to tát, nhưng đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống thì thấy nó thực sự có ý nghĩa thiết thực.