Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh. Việc hiểu về các loại thuế cũng như và tuân thủ các quy định thuế là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Sau đây là các loại thuế mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần lưu ý.
Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh. Việc hiểu về các loại thuế cũng như và tuân thủ các quy định thuế là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Sau đây là các loại thuế mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần lưu ý.
Trong Điều 3 trong Luật Đầu tư 2005 xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, hoặc mua lại.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài“, thay vào đó là thuật ngữ ‘tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài’. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận và pháp lý của các tổ chức kinh tế được thành lập hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
Để tận hưởng chính sách ưu đãi thuế, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo Luật Đầu tư 2020. Theo quy định, thuế thu nhập doanh nghiệp mặc định là 20%, nhưng có những trường hợp đặc biệt được hưởng các mức thuế ưu đãi.
Một số điều kiện được áp dụng thuế ưu đãi bao gồm:
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, và thuế sử dụng đất tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp.
Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm việc đầy đủ kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Phần thuế thu nhập cá nhân được tính từ tiền lương, tiền công của nhân viên theo các mức thuế khác nhau:
Tóm lại, chính sách thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam khá rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi thế này, doanh nghiệp cần nắm vững quy định, lập kế hoạch thuế hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế và yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Nếu bạn cần bổ sung thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!
Xem thêm: Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Xem thêm: Đặc điểm doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài
(*) TS, Trường Đại học Quy Nhơn LÊ VĂN HÂN(**)
(**) ThS, Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt: Cải cách thuế nông nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm nhằm thực hiện chính sách tam nông của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa. Cải cách chính sách thuế nông nghiệp là để giảm dần mức thuế, phí ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nông thôn Trung Quốc. Bài viết khái quát quá trình xây dựng chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc giai đoạn cải cách mở cửa và một số gợi mở đối với Việt Nam. Từ khóa: thuế nông nghiệp; Trung Quốc; Việt Nam
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống đóng vai trò chủ đạo. Trước năm 1978, kinh tế nông nghiệp Trung Quốc trong tình trạng lạc hậu, chế độ thuế nông nghiệp tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Sau năm 1978, Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp cải cách chính sách thuế nông nghiệp, giảm các khoản thuế, phí cho nông dân. Nội dung cải cách chính sách thuế nông nghiệp được phản ánh trong những văn kiện quan trọng của Trung Quốc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Có thể nói, cải cách thuế nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, làm thay đổi cuộc sống của nông dân và bộ mặt của nông thôn Trung Quốc. 1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách ruộng đất, Trung Quốc đã ban hành các văn bản chính sách về thuế nông nghiệp, nhằm khuyến khích nông dân sản xuất. Ngày 03/6/1958, Trung Quốc ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp, quy định về đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế và chính sách miễn giảm thuế đối với những đơn vị, cá nhân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp(1). Pháp lệnh này là cơ sở để Trung Quốc hoàn thiện chính sách thuế nông nghiệp. Từ năm 1958 – 2004, mặc dù có nhiều quy định bổ sung về thuế nông nghiệp, nhưng những nội dung cơ bản của Pháp lệnh năm 1958 vẫn được kế thừa. Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XI, ngày 28/9/1979 thông qua Quyết định về một số vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, trong đó, vấn đề thuế nông nghiệp được nhấn mạnh: “Đối với các xã, đội và xí nghiệp sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào tình hình thực tế để thực hiện chính sách giảm hoặc miễn thuế”(2). Năm 1980, Trung Quốc ban hành chính sách quy định rõ phạm vi thu chi của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, thực hiện thể chế quản lý tài chính: “phân chia thu chi, phân cấp bao cấp”(3), gọi tắt là chế độ “phân nồi ăn cơm”. Chính phủ quyết định giảm hoặc miễn một số loại thuế nông nghiệp, ấn định mức thuế nông nghiệp tối thiểu cho các địa phương có sản lượng lương thực thấp. Nhà nước miễn giảm thuế đất nông nghiệp (tương đương 235.000 tấn lương thực quy thóc)(4) cho các địa phương khó khăn. Ngày 05/9/1980, Trung Quốc ban hành quy định ngưỡng thuế nông nghiệp, cho phép các địa phương được quyền quy định ngưỡng thu thuế nông nghiệp. Đối với các địa phương khó khăn, mức thu nhập của nông dân thấp và thiếu lương thực, Nhà nước cho phép địa phương quy định mức thuế đất nông nghiệp ở dưới ngưỡng quy định. Bắt đầu từ năm 1980, Nhà nước thực hiện chính sách miễn thuế trong vòng 03 năm đối với một số đối tượng cụ thể(5). Như vậy, việc đề ra chính sách về ngưỡng thuế, miễn thuế đã góp phần tạo nguồn thu cho địa phương, đồng thời kích thích sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất còn nhiều khó khăn. Ngày 02/7/1993, tại kỳ họp thứ II của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Khóa VIII), Luật Nông nghiệp chính thức được thông qua, quy định cụ thể việc thu thuế, miễn thuế đối với nông dân, tạo cơ chế pháp lý để ổn định hệ thống quản lý ruộng đất ở nông thôn(6). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hoàn thiện của chính sách thuế nông nghiệp; là cơ sở quan trọng để Nhà nước tiến hành thực thi chính sách phát triển nông nghiệp và chính sách thuế phù hợp với thực tiễn phát triển. Trong Kế hoạch 05 năm lần thứ 10 về phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc (2000 – 2005), một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thuế và phí ở khu vực nông thôn: “Các biện pháp, chính sách cải cách thuế, phí ở nông thôn là giải pháp cơ bản nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Các địa phương phải tích cực đẩy mạnh công tác này theo sự triển khai thống nhất của Quốc vụ viện”(7). Văn kiện số 1 ban hành ngày 31/12/2005 của Trung Quốc về việc Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh: “Tiếp tục mở rộng phạm vi miễn thuế nông nghiệp và tăng mức giảm thuế nông nghiệp”(8). Theo quy định, nông dân phải nộp các loại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh. Nông dân phải nộp cho hương trấn, thôn các khoản phí để dùng cho việc công ích, đóng góp vào quỹ huy động vốn, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng tiền… Thuế nông nghiệp và thuế sản phẩm nông nghiệp đều dựa trên diện tích đất trồng trọt để thu. Địa phương được phép trích lại khoản thuế khoán ruộng đất để dùng cho công việc chung của thôn, xã. Khoản trích lại này được gọi là phí. Phí được trích từ thuế dùng để bù đắp lại sự thiếu hụt về tài chính của thôn, xã. Nông dân chịu gánh nặng về thuế và phí đã dẫn đến nhiều hệ lụy, kìm hãm sự phát triển của kinh tế nông hộ, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Thuế và phí mà nông dân ở nông thôn chi trả chiếm khoảng 07% – 08% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là nguồn thu chủ yếu của các địa phương, nên đã tạo gánh nặng cho nông dân trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình phát triển bước đầu. Cải cách thuế và phí ở nông thôn Trung Quốc được đẩy mạnh từ đầu những năm 2000 và được tiến hành thông qua hai bước. Bước thứ nhất là “giảm nhẹ, quy phạm, ổn định”(9) nhằm chấn chỉnh lại việc thu thuế và phí ở nông thôn. Nhà nước đề ra quy phạm về thu thuế nông nghiệp và các loại phụ thuế mà nông dân phải nộp. Phương châm thực hiện “ba cái loại bỏ, một cái từng bước loại bỏ, hai cái được điều chỉnh, một cái được cải cách”(10). Mục tiêu trong vòng 03 năm giảm, tiến tới loại bỏ phí. Nhà nước điều chỉnh lại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và phương pháp thu; cải cách lại thuế cho thôn, xã, lấy 20% hạn mức thuế nông nghiệp làm giới hạn để phụ thu thuế nông nghiệp. Năm 2003, Trung Quốc cơ bản hoàn thành bước đầu cải cách thuế và phí ở nông thôn. Bước tiếp theo là tiến hành loại bỏ thuế và phí nông nghiệp, thiết lập chế độ tài chính công ở toàn bộ khu vực thành thị và nông thôn, hình thành thể chế quản lý hành chính với cơ chế vận hành gọn nhẹ và hiệu quả: “tăng cường sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp; cải cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa về thuế và phí ở nông thôn, giảm gánh nặng cho nông dân một cách hiệu quả”(11). Nhà nước từng bước hạ thấp mức thuế nông nghiệp, tạo điều kiện để thống nhất chế độ thuế ở thành thị và nông thôn. Văn kiện số 1 năm 2004 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Điều quan trọng hiện nay là giảm thuế cho nông dân càng sớm càng tốt, đẩy nhanh cải cách theo yêu cầu của chính quyền Trung ương, tiếp tục tăng cường vai trò giám sát và quản lý của nông dân”(12). Từ ngày 01/01/2006, theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, thuế nông nghiệp được chính thức bãi bỏ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc(13). Đây là một quyết định mang tính lịch sử đối với hàng triệu nông dân Trung Quốc, chấm dứt chế độ thuế nông nghiệp đã tồn tại ở Trung Quốc suốt hằng nghìn năm lịch sử: “Việc bãi bỏ thuế nông nghiệp đã mang lại lợi ích vật chất rõ ràng cho nông dân Trung Quốc, phát huy hơn nữa tinh thần nhiệt tình của nông dân và một lần nữa giải phóng năng lực sản xuất nông thôn. Điều này có ý nghĩa quan trọng mang tính thời đại đối với sự phát triển nông nghiệp của Trung Quốc”(14). Quyết định bãi bỏ thuế nông nghiệp còn góp phần rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa cư dân nông thôn với thành thị, hướng đến xây dựng nền kinh tế và xã hội phát triển hài hòa và bình đẳng, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc. Đây được xem là bước đầu trong tiến trình cải cách chế độ thuế nông nghiệp của Trung Quốc. Mục tiêu tiếp theo của chính sách cải cách thuế nông nghiệp là hướng đến thống nhất chế độ thuế giữa khu vực thành thị và nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh hệ thống thuế liên quan đến nông nghiệp, tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bãi bỏ hoặc giảm nhẹ các loại thuế, phí liên quan đến sản phẩm nông nghiệp giúp sản phẩm nông nghiệp lưu thông dễ dàng hơn, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát triển loại hình sản nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất cho nông dân… Như vậy, chính sách cải cách thuế nông nghiệp ở Trung Quốc nhằm mục tiêu hình thành một chế độ thuế thống nhất trong toàn quốc, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 2. Nội dung chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc Đối tượng nộp thuế cho Nhà nước là các đơn vị, cá nhân tham gia sản xuất và có thu nhập từ nông nghiệp: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; xã viên có đất đai để sản xuất nông nghiệp; nông dân cá thể có thu nhập từ nông trại; nông trường quốc doanh và nông trại hợp tác công tư; doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị quân đội, trường học, chùa chiền…(15). Nhà nước quy định rất cụ thể các loại ruộng đất phải đóng thuế. Thuế nông nghiệp được thu căn cứ theo giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp của nông dân, bao gồm: thu nhập từ cây lương thực và cây khoai tây; thu nhập từ bông, cây gai dầu, thuốc lá, cây có dầu, cây đường; thu nhập từ trồng trọt hoa màu…: “Các khoản thu nhập từ nông nghiệp được nêu tại Điều 1 Khoản 1, 2 và 3, được tính tương đương với sản lượng ngũ cốc chính của địa phương và được tính bằng đơn vị cân; tỷ lệ quy đổi do Ủy ban nhân dân tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương quy định”(16). Như vậy, theo quy định thì các loại ruộng đất sản xuất nông nghiệp và sản lượng thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đóng thuế nông nghiệp cho Nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp đối với các trường hợp: đất khai hoang dùng vào sản xuất nông nghiệp (tùy vào từng loại cây trồng), đất khai hoang được Nhà nước đầu tư ngân sách để tiến hành khẩn hoang. Thời gian được miễn, giảm thuế đối với diện tích đất khai hoang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là từ 03 – 07 năm. Thời điểm miễn giảm thuế được tính từ khi diện tích đất đó cho thu nhập. Nhà nước cũng quy định cụ thể các loại đất nông nghiệp khai hoang được miễn giảm thuế như: đất trồng dâu, chè, cây ăn quả, đất đồi núi(17). Chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cũng được thực hiện đối với nông dân trong trường hợp mùa màng bị thiệt hại do lũ lụt, bão, hạn hán, mưa đá hoặc các thiên tai khác. Mức độ miễn giảm thuế, miễn thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn(18); miễn, giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo; nông dân là dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa; miễn, giảm thuế cho hộ gia đình có công với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với sự nghiệp cách mạng(19). Mức miễn, giảm được chính quyền nhân dân ở các quận, huyện, thành phố xem xét và quyết định. Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giải quyết khó khăn, giúp các gia đình thuộc diện chính sách có điều kiện tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế. Nhìn chung, Trung Quốc luôn có những chính sách linh hoạt, cụ thể đối với việc miễn, giảm thuế ruộng đất khi nông dân gặp khó khăn trong sản xuất do thiên tai địch họa. Nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo mô hình hiện đại, Trung Quốc thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế: miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản cho các hộ nông dân tự sản xuất. Từ năm 2018, giảm thuế giá trị gia tăng từ 11% xuống 10% đối với nông dân khi bán nông sản cho doanh nghiệp chế biến(20); miễn thuế giá trị gia tăng đối với nông dân chuyển nhượng ruộng đất khoán cho nhà máy, xí nghiệp cần sử dụng đất với mục đích mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Đối với doanh nghiệp có thu nhập thông qua tổ chức sản xuất nông – lâm nghiệp thì Nhà nước giảm 1/2 thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Miễn thuế đối với các hoạt động mua, bán sản phẩm nông nghiệp giữa Nhà nước và nông dân; giảm, hủy bỏ một số loại phí liên quan đến lĩnh vực tam nông(21). Có thể thấy, chính sách ưu đãi thuế đối với nông sản gắn liền với lợi ích cá nhân đã tạo động lực cho nông dân và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp sản xuất. Chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, chính sách bãi bỏ thuế nông nghiệp và cải cách chế độ thu phí nông nghiệp được thực hiện trong thực tiễn đã đem lại hiệu quả to lớn, làm giảm gánh nặng thuế, phí và tăng nguồn thu cho nông dân. Như vậy, chính sách thuế nông nghiệp không những giải quyết được một số vấn đề về bất bình đẳng trong xã hội, mà còn giúp người nông dân có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo con đường hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh những ưu điểm, chính sách thuế nông nghiệp Trung Quốc hiện vẫn tồn tại những hạn chế nhất định: chính sách ưu đãi thuế nông nghiệp chưa đồng bộ với chính sách thuế giá trị gia tăng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp; hình thức ưu đãi thuế còn mang tính đơn nhất, liên kết ưu đãi thuế chưa toàn diện (chủ yếu tập trung ưu đãi khâu bán nông sản ban đầu, ít hoặc chưa ưu đãi khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng); phạm vi ưu đãi thuế nông nghiệp hẹp. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc là do quá trình tiến hành cải cách thuế, phí nông nghiệp mới được thực hiện một thời gian ngắn; thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh so với mức độ cải cách chính sách thuế; năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ ban hành và thực thi chính sách thuế nông nghiệp còn hạn chế. Những bất cập này vẫn đang từng bước được khắc phục để đưa kinh tế nông nghiệp Trung Quốc vươn lên thành ngành kinh tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới của kinh tế Trung Quốc. 3. Một số gợi mở đối với Việt Nam Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế và hệ thống chính sách thuế nông nghiệp của Việt Nam luôn hướng đến sự ưu đãi đối với nông dân. Sau năm 1986, Việt Nam có nhiều chính sách cụ thể và linh hoạt để tạo điều kiện cho nông dân giảm bớt gánh nặng thuế nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010, Việt Nam đã tiến hành đổi mới nhiều nội dung quan trọng trong chính sách thuế nông nghiệp(22). Nhà nước thực hiện các chính sách đồng bộ, nổi bật là chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức cho nông dân từ năm 2003 đến năm 2010. Đây được xem là chính sách thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ở Việt Nam, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và mang lại diện mạo phát triển mới cho nông thôn. Chính sách thuế nông nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh của kinh tế nông nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thực tiễn đó yêu cầu Nhà nước phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ để tạo động lực cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Trước hết, cần thông qua chính sách ưu đãi về thuế nông nghiệp. Do đó, thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho quá trình đổi mới chính sách thuế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay như sau: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chế độ miễn, giảm thuế nông nghiệp. Việt Nam cần thực thi chính sách thu thuế nông nghiệp với hệ thống quy định đã được ban hành, cải tiến theo xu hướng giảm dần thuế ruộng đất cho nông dân. Việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp: khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp; phát triển hình thức kinh tế trang trại, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp sẽ giúp người nông dân có điều kiện tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện đổi mới chế độ thuế nông nghiệp theo hướng miễn, giảm, tiến tới loại bỏ hẳn các loại thuế không phù hợp. Thứ hai, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp hoặc thu nhập từ cổ tức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu, áp dụng các chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Biện pháp này sẽ khuyến khích sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để nông dân tham gia sâu vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại có sự kết hợp giữa nông dân và doanh nghiệp. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, dây chuyền, các sản phẩm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, phải có các quy định về miễn, giảm thuế cho các đơn vị sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Chính sách ưu đãi này sẽ kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam. Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường chính sách ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm hoặc hàng hóa liên quan đến nông nghiệp. Hiện nay, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 của Việt Nam có các quy định về miễn, giảm thuế đối với các loại hàng hóa: giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, các loại linh kiện và máy móc phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng có điều kiện sản xuất khó khăn. Việc Nhà nước tăng cường các chính sách ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm hoặc hàng hóa liên quan đến nông nghiệp là biện pháp quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, giúp kinh tế nông nghiệp rút ngắn trình độ phát triển với các nước có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để kinh tế nông nghiệp tham gia vào quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế thuận lợi./.
(1 ), (15) (16) (17) (18) và (19) Điều lệ thuế nông nghiệp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua tại Kỳ họp lần thứ 96 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 03/6/1958, Nhân dân Nhật báo ngày 05/6/1958, tr.2, 2, 2, 2, 2 và 2 (2) Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nông nghiệp (Hội nghị toàn thể lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI ngày 28/9/1979, Nhân dân Nhật báo ngày 06/10/1979, tr.1 (3) Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Cơ chế tài chính “phân chia thu chi, phân cấp bao cấp”, Bắc Kinh, tháng 2/1980 (4) Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Bính Càn nói về một số biện pháp quan trọng mà Bộ tài chính Trung Quốc thực hiện năm ngoái nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất công nông nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân, Nhân dân Nhật báo, ngày 31/8/1980, tr.2 (5) Quốc vụ viện phê duyệt báo cáo của Bộ Tài chính về biện pháp thực hiện ngưỡng thuế nông nghiệp: tiếp tục ổn định thuế nông nghiệp theo hướng tăng sản lượng nhưng không tăng thuế, mức thuế nông nghiệp được giảm phải được thực hiện trong thực tiễn đối với các xã đội khó khăn, không được khấu trừ hoặc chiếm dụng, Nhân dân Nhật báo ngày 06/9/1980, tr.4 (6) Luật Nông nghiệp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thông qua tại kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu toàn quốc khóa VIII, ngày 02/7/1993, Nhân dân Nhật báo, ngày 04/7/1993, tr.2 (7) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – Quốc vụ viện: Một số ý kiến về việc làm tốt công tác nông nghiệp và nông thôn năm 2001, ngày 11/01/2001, Nhân dân Nhật báo, ngày 13/02/2001, tr.1 (8) Trương Nghị, Chính sách tốt – con đường hướng đến năm 2005 (giải thích chính sách: một số điều cần quan tâm trong Văn kiện số 1 của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc), Nhân dân Nhật báo, ngày 02/02/2005, tr.2 (9) Tiến sâu hơn nữa trong cải cách thuế và phí ở nông thôn, Nhân dân Nhật báo, ngày 07/7/2004, tr.1 (10) Cải cách sâu rộng và toàn diện nông thôn, thúc đẩy công tác thí điểm cải cách thuế và phí ở nông thôn, Nhân dân Nhật báo, ngày 18/5/2003, tr.4 (11) Lan Hồng Quang, Phiên họp toàn thể lần thứ 3 khóa 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh: Bộ Chính trị chủ trì cuộc họp – Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào có bài phát biểu quan trọng, Nhân dân Nhật báo, ngày 15/10/2003, tr.1 (12) Giang Hạ, Cần cung cấp sự đảm bảo về mặt thể chế nhằm giảm gánh nặng và tăng thu nhập cho nông dân, (Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập của nông dân – giải thích tinh thần Văn kiện số 1 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2004) – phỏng vấn Cục trưởng Đường Nhân Kiện – Lãnh đạo Ban Kinh tế Tài chính Trung ương, Nhân dân Nhật báo, ngày 20/02/2004, tr.6 (13) Ngọc Vân, Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế nông nghiệp, https://baochinhphu.vn, ngày 08/03/2006 (14) Chính thức bãi bỏ thuế nông nghiệp, Nhân dân Nhật báo, ngày 27/10/2014, tr.11 (20) Quách Kha Vũ, Trương Ái Nho (2020), Phân tích chính sách thu thuế nông nghiệp, Tạp chí Thảo luận Tài thuế, số 3/2020, tr.13 (21) Chủ thể hình thức kinh doanh nông nghiệp mới được hưởng những ưu đãi thuế gì? Tạp chí Nông thôn mới, số 1/2019, tr.8 (22) Trần Thị Minh Châu, Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, https://www.tapchicongsan.org.vn, ngày 26/7/2011
(Tạp chí Khoa học chính trị Số 04_2024)