Khoảng 140 năm sau, vào giữa thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, Hoàng đế Trisong Detsen tập trung vào việc mở rộng đế quốc, và tham gia vào các cuộc chiến với Trung Quốc và các vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vì một lời tiên tri nên ngài đã thỉnh mời nhà sư Trụ Trì vĩ đại của Nalanda, ngài Tịch Hộ (Shantarakshita), từ Ấn Độ sang Tây Tạng để thuyết giảng. Vào thời điểm đó, có một số phe phái chánh trị trong chánh phủ, một trong số đó là phe bảo thủ, chống ngoại bang, nên họ không thích việc Hoàng đế thỉnh mời ngài Tịch Hộ. Thật không may, việc ngài Tịch Hộ đến Tây Tạng lại trùng hợp với dịch đậu mùa, nên ngài đã bị đổ lỗi như một vật tế thần, và bị trục xuất khỏi Tây Tạng. Ngài Tịch Hộ trở về Ấn Độ, và nhờ ảnh hưởng của Hoàng đế mà Guru Rinpoche, Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), đã được thỉnh mời đến Tây Tạng. Tự sự câu chuyện là ngài đến để điều phục ma quỷ, nhưng thật sự là để trừ dịch đậu mùa, hay ma quỷ gây ra bệnh dịch. Tất cả những điều này có tài liệu tham khảo lịch sử, vì vậy nên nó không chỉ là một câu chuyện. Guru Rinpoche đến và dịch bệnh đã chấm dứt, và sau đó, ngài Tịch Hộ được thỉnh mời trở lại Tây Tạng. Cùng với hai vị này, Hoàng đế Trisong Detsen đã xây dựng Samye, tu viện đầu tiên ở Tây Tạng. Trước đó, đã có những ngôi chùa, nhưng không có tu viện nào có các nhà sư xuất gia. Guru Rinpoche thấy người dân không dễ tiếp thu hay không có tâm thức chín muồi để thọ nhận những giáo pháp cao cấp hơn, nên ngài đã chôn các bản văn về Dzogchen (Đại Viên Mãn), giáo huấn cao nhất của Mật tông từ truyền thống của ngài, trong các bức tường và cột trụ của Tu Viện Samye, và ở nhiều nơi khác tại Tây Tạng và Bhutan. Đó là truyền thống Nyingma (Ninh Mã), bắt nguồn từ Guru Rinpoche. Lúc đầu, có ba nhóm tại Tu Viện Samye, gồm các học giả từ Trung Quốc, Ấn Độ và Zhangzhung. Mỗi nhóm đều phiên dịch tài liệu sang ngôn ngữ của họ, hoặc từ ngôn ngữ của họ sang ngôn ngữ khác. Đạo Phật đã trở thành quốc giáo, và Hoàng đế Trung Quốc Dezong đã gởi hai nhà sư Trung Quốc, cứ mỗi hai năm thì đến Tu Viện Samye một lần. Ngài Tịch Hộ đã tiên đoán sự xung đột sẽ phát sinh vì điều này, và khuyên rằng trong tương lai, Tây Tạng nên thỉnh mời Liên Hoa Giới (Kamalashila), đệ tử của ngài, để giải quyết sự xung đột và tranh cãi. Nhiều vị thầy đã được gởi đi tu học ở Ấn Độ, và các vị thầy khác đến từ Ấn Độ để giảng dạy ở Tây Tạng. Phe bảo thủ trong chánh phủ rất phẫn nộ về sự phát triển này, mà họ coi là đàn áp đạo Bon. Nó không thật sự nói về đàn áp tôn giáo, mà đúng hơn là “Bon” ở đây đề cập đến một nhóm người liên quan đến các vấn đề chánh quyền, nên giống như một phe của Zhangzhung. Các nghi lễ chánh quyền vào thời điểm đó tiếp tục là các nghi lễ Bon xưa cũ, nên rõ ràng đó là vấn đề chánh trị, chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều tín đồ Bon đã chôn các kinh sách của họ để giữ an toàn, nên rõ ràng là họ cảm thấy truyền thống của mình bị đe dọa. Tôi đã từng ở Tuva, Siberia, nơi mà người ta theo truyền thống Mông Cổ của Phật giáo Tây Tạng. Người dân ở đó đã chôn tất cả các kinh sách của họ trong các hang động trên núi, trong thời Stalin. Từ sự kiện lịch sử gần đây, chúng ta có thể thấy kinh sách được chôn giấu, và nhu cầu làm như vậy đôi khi rất thực tế, không chỉ là huyền thoại. Cuối cùng, phe Zhangzhung bị đuổi, và người ta cũng nghi ngờ người Trung Quốc. Họ quyết định tổ chức một cuộc tranh luận lớn giữa một nhà sư Ấn Độ và một nhà sư Trung Quốc, để xem người Tây Tạng nên theo truyền thống nào. Nhà tranh luận xuất sắc nhất của truyền thống Ấn Độ là Liên Hoa Giới, người mà ngài Tịch Hộ đã đề xuất, đọ sức với một thiền sư không được đào tạo về môn tranh luận, nên đã rõ rệt ngay từ đầu là ai sẽ thắng. Trên hết, người Tây Tạng đã rất muốn đuổi người Trung Quốc, nên người Ấn Độ được tuyên bố là người chiến thắng. Người Trung Quốc bỏ đi, và truyền thống Ấn Độ đã được chấp nhận ở Tây Tạng.
Khoảng 140 năm sau, vào giữa thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, Hoàng đế Trisong Detsen tập trung vào việc mở rộng đế quốc, và tham gia vào các cuộc chiến với Trung Quốc và các vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vì một lời tiên tri nên ngài đã thỉnh mời nhà sư Trụ Trì vĩ đại của Nalanda, ngài Tịch Hộ (Shantarakshita), từ Ấn Độ sang Tây Tạng để thuyết giảng. Vào thời điểm đó, có một số phe phái chánh trị trong chánh phủ, một trong số đó là phe bảo thủ, chống ngoại bang, nên họ không thích việc Hoàng đế thỉnh mời ngài Tịch Hộ. Thật không may, việc ngài Tịch Hộ đến Tây Tạng lại trùng hợp với dịch đậu mùa, nên ngài đã bị đổ lỗi như một vật tế thần, và bị trục xuất khỏi Tây Tạng. Ngài Tịch Hộ trở về Ấn Độ, và nhờ ảnh hưởng của Hoàng đế mà Guru Rinpoche, Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), đã được thỉnh mời đến Tây Tạng. Tự sự câu chuyện là ngài đến để điều phục ma quỷ, nhưng thật sự là để trừ dịch đậu mùa, hay ma quỷ gây ra bệnh dịch. Tất cả những điều này có tài liệu tham khảo lịch sử, vì vậy nên nó không chỉ là một câu chuyện. Guru Rinpoche đến và dịch bệnh đã chấm dứt, và sau đó, ngài Tịch Hộ được thỉnh mời trở lại Tây Tạng. Cùng với hai vị này, Hoàng đế Trisong Detsen đã xây dựng Samye, tu viện đầu tiên ở Tây Tạng. Trước đó, đã có những ngôi chùa, nhưng không có tu viện nào có các nhà sư xuất gia. Guru Rinpoche thấy người dân không dễ tiếp thu hay không có tâm thức chín muồi để thọ nhận những giáo pháp cao cấp hơn, nên ngài đã chôn các bản văn về Dzogchen (Đại Viên Mãn), giáo huấn cao nhất của Mật tông từ truyền thống của ngài, trong các bức tường và cột trụ của Tu Viện Samye, và ở nhiều nơi khác tại Tây Tạng và Bhutan. Đó là truyền thống Nyingma (Ninh Mã), bắt nguồn từ Guru Rinpoche. Lúc đầu, có ba nhóm tại Tu Viện Samye, gồm các học giả từ Trung Quốc, Ấn Độ và Zhangzhung. Mỗi nhóm đều phiên dịch tài liệu sang ngôn ngữ của họ, hoặc từ ngôn ngữ của họ sang ngôn ngữ khác. Đạo Phật đã trở thành quốc giáo, và Hoàng đế Trung Quốc Dezong đã gởi hai nhà sư Trung Quốc, cứ mỗi hai năm thì đến Tu Viện Samye một lần. Ngài Tịch Hộ đã tiên đoán sự xung đột sẽ phát sinh vì điều này, và khuyên rằng trong tương lai, Tây Tạng nên thỉnh mời Liên Hoa Giới (Kamalashila), đệ tử của ngài, để giải quyết sự xung đột và tranh cãi. Nhiều vị thầy đã được gởi đi tu học ở Ấn Độ, và các vị thầy khác đến từ Ấn Độ để giảng dạy ở Tây Tạng. Phe bảo thủ trong chánh phủ rất phẫn nộ về sự phát triển này, mà họ coi là đàn áp đạo Bon. Nó không thật sự nói về đàn áp tôn giáo, mà đúng hơn là “Bon” ở đây đề cập đến một nhóm người liên quan đến các vấn đề chánh quyền, nên giống như một phe của Zhangzhung. Các nghi lễ chánh quyền vào thời điểm đó tiếp tục là các nghi lễ Bon xưa cũ, nên rõ ràng đó là vấn đề chánh trị, chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều tín đồ Bon đã chôn các kinh sách của họ để giữ an toàn, nên rõ ràng là họ cảm thấy truyền thống của mình bị đe dọa. Tôi đã từng ở Tuva, Siberia, nơi mà người ta theo truyền thống Mông Cổ của Phật giáo Tây Tạng. Người dân ở đó đã chôn tất cả các kinh sách của họ trong các hang động trên núi, trong thời Stalin. Từ sự kiện lịch sử gần đây, chúng ta có thể thấy kinh sách được chôn giấu, và nhu cầu làm như vậy đôi khi rất thực tế, không chỉ là huyền thoại. Cuối cùng, phe Zhangzhung bị đuổi, và người ta cũng nghi ngờ người Trung Quốc. Họ quyết định tổ chức một cuộc tranh luận lớn giữa một nhà sư Ấn Độ và một nhà sư Trung Quốc, để xem người Tây Tạng nên theo truyền thống nào. Nhà tranh luận xuất sắc nhất của truyền thống Ấn Độ là Liên Hoa Giới, người mà ngài Tịch Hộ đã đề xuất, đọ sức với một thiền sư không được đào tạo về môn tranh luận, nên đã rõ rệt ngay từ đầu là ai sẽ thắng. Trên hết, người Tây Tạng đã rất muốn đuổi người Trung Quốc, nên người Ấn Độ được tuyên bố là người chiến thắng. Người Trung Quốc bỏ đi, và truyền thống Ấn Độ đã được chấp nhận ở Tây Tạng.
Sự phân chia các trường phái Phật giáo không phải nguyên do tranh giành về quyền lợi, địa vị hay mâu thuẫn về tổ chức. Mà do sự khác nhau về kinh điển, giáo thuyết. Phật Thích Ca thuyết giảng về những điều đơn giản trong việc tiếp cận, giáo hóa, nhưng về sau này các bài thuyết giảng ngày được nâng cao hơn. Trong giai đoạn mới ra đời, Phật giáo còn nhiều sự hiểu khác nhau về giáo pháp. Nên trong quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo, nhất là trong trường phái Phật giáo Bắc tông từ chủ trương tùy duyên chúng sinh mà hành hóa càng là cơ sở để hình thành pháp môn tu hành.
Qua nghiên cứu qua sử sách và cách thức hành đạo giữa hai trường phái phật giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Cho thấy sự khác nhau chủ yếu là bởi các lý do sau:
Qua bài viết hy vọng các bạn hiểu thêm về sự phân biệt giữa 2 trường phái lớn Phật giáo nam tông - bắc tông. Phật giáo là tôn giáo có nhiều trường phái khác nhau, nhưng đều thờ chung một vị đấng tối cao là Đức phật. Hiện nay Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với quá trình hình thành và phát triển lâu đời.
---- Tham khảo thêm các bài viết tại đây-----
GN - Niệm Phật là pháp môn tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Pháp tu này do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng, được áp dụng và truyền thừa từ thời Ngài còn tại thế cho đến hiện nay.
Hỏi: Xin hỏi, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà (Phật Dược Sư) hoặc các vị Bồ-tát (theo truyền thống Phật giáo Đại thừa) với niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca cùng các vị A-la-hán (theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy) thì công đức, lợi ích có đồng nhau? Khi gặp khổ nạn, tôi được khuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, nếu tôi niệm danh hiệu một vị A-la-hán thì có linh ứng giống nhau không?
(BÌNH CẦN, thienbinh…@gmail.com)
Niệm Phật là pháp môn tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Pháp tu này do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng, được áp dụng và truyền thừa từ thời Ngài còn tại thế cho đến hiện nay. “Có một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật” (Kinh Tăng chi bộ, phẩm Một pháp, phần Niệm Phật).
Phật giáo thế giới hiện có hai truyền thống lớn, Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, cả hai phái này đều tu tập pháp môn Niệm Phật. Tuy vậy, cách thức niệm Phật của hai truyền thống lại khác nhau nhưng mục đích, tác dụng, lợi ích thì có nhiều điểm tương đồng.
Phật giáo Đại thừa chủ trương niệm Phật, căn bản có bốn phương pháp. Đó là: Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, Thật tướng niệm Phật. Trong đó, pháp Trì danh niệm Phật rất phổ biến, được nhiều người ứng dụng hành trì. Trì danh niệm Phật là niệm danh hiệu của một vị Phật, Bồ-tát như niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ-tát Quán Thế Âm v.v… Trì danh niệm Phật có nhiều kỹ thuật niệm như: Niệm thành tiếng, niệm thầm trong tâm, niệm nhỏ vừa đủ nghe, niệm và soi chiếu tự tâm, niệm và quán tưởng hình dung Đức Phật, niệm và lạy Phật v.v… Dù niệm theo cách nào thì cũng phải chú tâm vào đề mục, phát huy tỉnh giác cao độ, hướng đến nhất tâm mới có thể cảm ứng.
Khi bạn niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca và danh hiệu các vị Thánh A-la-hán, đó là phương pháp Trì danh niệm Phật của Phật giáo Đại thừa chứ không phải pháp Niệm Phật của Phật giáo Nguyên thủy.
Phật giáo Nguyên thủy không chủ trương niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca và các vị Thánh A-la-hán mà niệm ân đức (guna) Phật bảo, ân đức Pháp bảo và ân đức Tăng bảo. Phật bảo có 9 ân đức (Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ-Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn). Khi niệm ân đức Phật bảo thì các ân đức chính là đề mục niệm, bước đầu cũng cần chú tâm, giác tỉnh cao độ và hướng đến nhất tâm.
Niệm ân đức Phật bảo có khả năng chứng đạt Cận định, tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, phát sinh hỷ lạc vi tế ở trong tâm, tránh được các điều rủi ro, được mọi người kính mến, được chư thiên hộ trì, vắng lặng phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng, tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn khi bệnh hoạn, luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch dễ dàng, thích lắng nghe và thực hành Chánh pháp, khi về già gần chết tâm không mê muội, tái sanh làm người hoặc chư thiên có phước báo và uy lực.
Có thể nói, về phương diện lợi ích thì niệm danh hiệu Phật và Bồ-tát (Đại thừa) cùng niệm ân đức Phật bảo (Nguyên thủy) có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt ở các phương diện như: Thân tâm an lạc; tăng trưởng niềm tin nơi Đức Phật; được Phật, Bồ-tát, Thánh tăng, hộ pháp, chư thiên che chở, gia hộ an lành.
Như đã dẫn giải, bạn niệm danh hiệu Phật nào thì công đức và lợi ích cũng giống nhau. Kể cả niệm danh hiệu Phật hay niệm ân đức Phật thì lợi ích cũng không mấy khác biệt. Sự linh ứng hay được gia hộ tùy thuộc vào nhân duyên của mỗi người với các vị Phật (Bồ-tát, Thánh tăng) nhưng quan trọng nhất vẫn là năng lực chú tâm, giác tỉnh và đạt nhất tâm của bạn.