Giá Mũi Viêm Não Nhật Bản Ở Vnvc

Giá Mũi Viêm Não Nhật Bản Ở Vnvc

Giá vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? Lưu ý trước và sau khi tiêm viêm não Nhật Bản? Vì sao cần tiêm viêm não Nhật Bản?… Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực lưu hành cao viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.

Giá vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? Lưu ý trước và sau khi tiêm viêm não Nhật Bản? Vì sao cần tiêm viêm não Nhật Bản?… Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực lưu hành cao viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.

Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản?

Viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở não do virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus – JEV) lây qua đường muỗi đốt, thường là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Bệnh thường gặp ở trẻ em, phổ biến là trẻ dưới 15 tuổi, trong đó nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ 2-6 tuổi (chiếm 75% tổng số người mắc bệnh) bởi ở độ tuổi này có sức thụ bệnh cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là ở các trẻ chưa có miễn dịch đối với virus gây bệnh (suy giảm miễn dịch do mẹ truyền hoặc chưa tiêm đủ mũi, mũi nhắc lại của vắc xin).

Viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10, phổ biến nhất tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Vì đây là bệnh truyền nhiễm lây qua trung gian là muỗi nên ở các thời điểm trong năm có thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, đó là mùa dịch viêm não Nhật Bản.

Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ chỉ tiến hành điều trị triệu chứng, hỗ trợ bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm trùng và vật lý trị liệu khi có di chứng. Một ca viêm não Nhật Bản nặng điều trị trong thời gian dài, chi phí có thể tốn cả trăm triệu nhưng khả năng bình phục rất thấp.

“Đáng lo ngại , tỷ lệ trẻ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản là 3-5%, tỷ lệ di chứng có thời điểm lên tới 20-25%. Nếu tính cả những trường hợp trẻ sau khi ra viện và được theo dõi, đánh giá sau 2-3 năm, tỷ lệ di chứng còn cao hơn nữa. Thực tiễn từ các ca bệnh lâm sàng cho thấy, một số trẻ phải nằm một chỗ cả đời hay phải điều trị phục hồi chức năng trong một thời gian rất dài mà vẫn chịu ảnh hưởng nhất định đến phát triển trí tuệ và phát triển vận động.”

Mặc dù nguy hiểm nhưng viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể được chặn đứng bằng vắc xin. Vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng đối với trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được chủng ngừa đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ liều, đúng liều, đặc biệt các mũi vắc xin nhắc lại. Việc không tuân thủ các quy định này sẽ làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch thấp, dẫn đến làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi mắc bệnh.

Có những loại vắc xin viêm não Nhật Bản gì?

Hiện tại, ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang lưu hành, là Imojev và Jevax. Trong đó:

– Imojev: Là vắc xin thế hệ mới, tạo miễn dịch nhanh và bền vững, có thể được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành. Imojev được sản xuất bởi một trong những hãng dược phẩm hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp).

Imojev được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp).

– Jevax: Là vắc xin có thể được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người trưởng thành, được sản xuất bởi Vabiotech (Việt Nam).

Đều đã được nghiên cứu – thử nghiệm nghiêm ngặt và đều đã được cấp phép sử dụng rộng rãi, dù lựa chọn Imojev hay Jevax, bạn cũng được bảo vệ hiệu quả một cách an toàn trước viêm não Nhật Bản.

Nếu lựa chọn Imojev, bạn cần tiêm 2 mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 năm.

Nếu lựa chọn Jevax, bạn cần tiêm nhiều mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 1 – 2 tuần. Mũi 3 và mũi 2 cách nhau tối thiểu 1 năm. Các mũi còn lại, cách mũi 3 và cách nhau 3 năm.

– Liều dùng: 0,5ml với đối tượng dưới 3 tuổi và 1ml với đối tượng trên 3 tuổi.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi (bao gồm cả Jevax và Imojev):

– Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax, tiêm thêm 2 mũi Imojev theo phác đồ: Mũi 1 cách mũi Jevax ít nhất 2 tuần. Mũi 2 Imojev cách mũi 1 Imojev ít nhất 1 năm.

– Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 2 Jevax tối thiểu 1 năm.

– Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 3 Jevax tối thiểu 1 năm.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi

Sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ, bạn cũng cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và 48 giờ tại nhà (đặc biệt là ban đêm). Nếu: Sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), ớn lạnh; hơi đau, hơi ngứa, hơi nóng tại vị trí tiêm,…, đừng lo lắng, đó là những biểu hiện bình thường. Nếu: Sốt cao (trên 39 độ C), co giật, li bì, lơ mơ; khó thở; thở nhanh và nông, thở rít, da tím tái; phát ban, sưng môi, sưng mí mắt; nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội;…, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Như vậy, vắc xin viêm não Nhật Bản có thể tiêm 2 hoặc nhiều mũi, tương ứng với việc bạn lựa chọn Imojev hay Jevax. Trường hợp chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi. Liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng ngay, nếu bạn vẫn còn thắc mắc.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có an toàn không?

“Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có an toàn không?” BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Hiện nay, Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là Jevax (Việt Nam) và Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp). Đây là 2 loại vắc xin được các tổ chức y tế đánh giá an toàn, bởi vắc xin đã được trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt ở trẻ em và người lớn. Đặc biệt, vắc xin đã được nghiên cứu gần như không có tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu có cũng chỉ bị “hành” đau một chút, với các phản ứng phụ tại chỗ tiêm (đau, sưng, đỏ) và toàn thân (mệt mỏi, đau đầu, sốt). Những phản ứng này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.

Vắc xin Jevax: (Vabiotech – Việt Nam) là vắc xin bất hoạt phòng viêm não Nhật Bản chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin có hàm chứa lượng virus viêm não có đặc tính bất hoạt và tinh khiết nhất. Lịch tiêm vắc xin Jevax gồm 3 mũi như sau:

Để duy trì miễn dịch, sau mỗi 3 năm, trẻ cần tiêm nhắc lại một liều vắc xin nhắc lại cho đến 15 tuổi. Người lớn cũng nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra.

Về hiệu lực, nếu chỉ tiêm mũi 1 vắc xin Jevax thì không có hiệu lực bảo vệ khỏi bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ có thể đạt trên 80%. Khi tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả đạt tới 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó, trẻ cần phải được tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến 15 tuổi.

Vắc xin Imojev: (Sanofi – Thái Lan) là vắc xin sống giảm độc lực thế hệ mới cho hiệu quả phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn. Lịch tiêm vắc xin Imojev như sau:

* Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản lần nào):

* Đối với người tròn 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.

Thực tế, mũi tiêm nhắc vắc xin Jevax 3 năm/1 lần cho đến năm trẻ 15 tuổi không còn thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia nên nhiều phụ huynh thường xao nhãng việc này do tưởng rằng 3 mũi cơ bản là đã đủ. Sự xuất hiện của vắc xin thế hệ mới Imojev tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiêm chủng sớm hơn, tạo miễn dịch sớm từ 9 tháng tuổi. Lợi thế thứ 2 là tổng liều vắc xin Ịmojev trong cả cuộc đời trẻ dưới 18 tuổi chỉ cần tiêm 2 liều, còn trên 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều với khả năng bảo vệ lâu dài thì đây là thuận lợi rất là lớn.

Vắc xin Jeev (Ấn Độ): là loại vắc xin tinh khiết, bất hoạt qua nuôi cấy từ tế bào Vero, giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động nhằm dự phòng nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin Jeev được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi hãng dược phẩm hàng đầu tại Ấn Độ – Biological E. Limited và được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ tròn 12 tháng tuổi đến người lớn ≤ 49 tuổi.

Các mũi tiêm nhắc: khuyến cáo cần tiêm mũi nhắc để tăng cường và duy trì miễn dịch. Mũi nhắc lại dựa trên tình hình dịch tễ bệnh viêm não Nhật Bản và khuyến cáo của các Quốc gia có cùng dịch tễ.