1. Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa
1. Chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa
Các website học xuất nhập khẩu có thể giúp bạn:
Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kiến thức ngành xuất nhập khẩu như:
Hoặc những kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ logistics, về nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa đường biển, hàng không, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, tính thuế cho lô hàng xuất nhập khẩu, làm C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,… cũng sẽ được một số website chuyên môn về xuất nhập khẩu chia sẻ. học quản lý nhân sự
Dưới đây là những website uy tín nhất viết nội dung về nghiệp vụ xuất nhập khẩu:
Đây là website chính thức của XNK Lê Ánh – trung tâm đào tạo XNK thực tế uy tín hiện nay ở Hà Nội và TPHCM. Tất nhiên tại website này sẽ có rất nhiều thông tin về khóa học xuất nhập khẩu, tư vấn về lựa chọn khóa học, thông tin giảng viên tại trung tâm, và phản hồi học viên.
Tuy nhiên, Xuất nhập khẩu Lê Ánh cũng dành phần lớn các bài viết chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu được chắp bút bởi giảng viên – những người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Chắc chắn những nội dung này sẽ rất hữu ích với những ai mới tìm hiểu về XNK. Các bài viết được chia đề mục rõ ràng thành mảng xuất nhập khẩu và logistics, bài viết được trau chuốt, và có cả những nội dung về kiến thức cũng như kĩ năng làm nghề xuất nhập khẩu.
Với những bạn mới học xuất nhập khẩu hay thậm chí những bạn đang làm việc tại các doanh nghiệp thì website này cũng vô cùng hữu ích.
Sau khi hiểu rõ chính sách là gì, 03 khái niệm sau liên quan đến chính sách mà chúng ta cần phải chú ý, cụ thể:
Nhằm đáp ứng mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn, thúc đẩy các giá trị ưu tiên thông qua chuỗi những hành động mang tính quyền lực nhà nước thì được gọi là chính sách Nhà nước.
Chính sách Nhà nước có vai trò gì?
- Thu hẹp sự chênh lệch giữa các ngành kinh tế, tạo môi trường phát triển ổn định, bền vững.
- Giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ người dân khỏi sự bất ổn kinh tế.
- Không chỉ vậy, các biện pháp bảo môi trường, tài nguyên thiên nhiên được đưa ra thông qua chính sách Nhà nước.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động….
Trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm chính sách công là gì. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ta có thể hiểu chính sách công là sản phẩm của quyền lực chính trị được Nhà nước ban hành. Chính sách này được tạo thành thông qua các quyết định định hướng sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật….
Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đã đặt ra trước đó, chính sách công còn là giải pháp được Nhà nước xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội.
Chính sách công có vai trò như thế nào đối với pháp luật?
- Chính sách công là công cụ định hướng sự phát triển của hệ thống pháp luật.
So với hệ thống pháp luật, chính sách công luôn được xây dựng trước tiên với mục đích định hướng sự phát triển của hệ thống pháp luật khi ban hành.
Bên cạnh đó, chính sách công thể hiện những vấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... một cách cụ thể và khái quát. Vì vậy, chính sách này đóng vai trò dự báo xu thế và khả năng phát triển của xã hội, đồng thời giúp hệ thống pháp luật trở nên cụ thể và thực tiễn hơn, tăng hiệu quả sử dụng của hệ thống pháp luật.
- Chính sách công là nguồn, là nền tảng để xây dựng pháp luật.
Bên cạnh tính xã hội, chính sách công còn mang tính pháp lý, bởi khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, chính sách công thể hiện quan điểm chính trị của Đảng, vì vậy pháp luật phải được ban hành để pháp lý hóa những quan điểm đó.
- Tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi.
Bên cạnh tính quyền lực nhà nước, chính sách công còn mang tính quyền lực chính trị, vì vậy có tính ổn định tương đối tạo điều kiện cho pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.
Thuật ngữ chính sách được dùng phổ biến là vậy, tuy nhiên rất nhiều người đã hiểu sai, hiểu chưa đúng về thuật ngữ này.
Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách.
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
Chính sách thường được thể chế hóa trong các quyết định, hệ thống pháp luật, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác
Dựa vào các nhận định trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chính sách là công cụ tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị.
Mục đích của chính sách là để thực hiện các lợi ích, mục tiêu và nhiệm vụ của các tập đoàn xã hội đó.
Có thể kể đến một vài chính sách như:
Về cơ bản, có 04 loại chính sách như sau:
Một kế hoạch hoặc hành động của chính phủ hoặc các cơ quan thể chế với mục đích cải thiện hoặc cải cách xã hội được gọi chung là chính sách xã hội.
4 đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội:
Một số vai trò của chính sách xã hội:
- Chính sách xã hội tập trung vào con người với mục đích khai thác tiềm năng và nguồn lực để đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Sự ảnh hưởng của chính sách xã hội đến sự phát triển của xã hội là rất lớn.
- Chính sách xã hội đóng vai trò phân tích các nhiệm vụ của chính phủ quốc gia, gia đình, xã hội, thị trường và các tổ chức quốc tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ trong suốt cuộc đời con người.
Một số các dịch vụ như: Hỗ trợ trẻ em và gia đình, đi học và giáo dục, cải tạo nhà ở và các khu vực lân cận, giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe….
Mục đích của chính sách xã hội là để xác định và giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế - xã hội, chủng tộc, dân tộc,....
- Chính sách xã hội góp phần đẩy lùi những phân hóa, mâu thuẫn, khác biệt xã hội. Đồng thời, phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung thông qua việc điều tiết các mối quan hệ xã hội trên mọi khía cạnh và lĩnh vực khác nhau.
- Thể hiện sự công bằng xã hội, đây là vai trò trọng yếu của chính sách này. Điều đó tạo nên một làn sóng tích cực, đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững của xã hội.
Chính sách pháp luật là loại chính sách có vai trò hỗ trợ trong việc triển khai các chính sách khác được đưa vào đời sống thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các phương tiện pháp lý khác. Tuy nhiên, tính độc lập được thể hiện rất rõ trong chính sách pháp luật.
Vai trò của chính sách pháp luật:
Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết quốc gia trên thế giới, chính sách pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem là một trong những định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý và khoa học chính sách công của thế kỷ XXI.
Thực tế đã cho thấy, chính sách pháp luật là nền tảng và công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của đời sống xã hội. Đồng thời, chính sách pháp luật còn xuyên suốt, là nền tảng vững chắc cho các loại chính sách khác.
Chính sách kinh tế là tập hợp các biện pháp và hành động do Chính phủ thực hiện để tác động đến hoạt động kinh tế của quốc gia, theo một kế hoạch và thời gian nhất định được xây dựng cụ thể.
Để đạt được các mục tiêu về kinh tế của quốc gia là mục đích chính mà chính sách kinh tế hướng đến.
Theo khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Chính sách kinh tế là một trong những chính sách cốt lõi, nền tảng được Nhà nước ta định hướng và xây dựng cho toàn bộ các chính sách của các lĩnh vực thuộc nền kinh tế khác.
- Chính sách kinh tế nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
- Chính sách kinh tế thương mại.
- Chính sách kinh tế đẩy mạnh quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
- Chính sách liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế.
- Chính sách pháp lý với mục đích thiết lập hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và các hoạt động khác trong nền kinh tế.
Một số chức năng cơ bản của chính sách kinh tế:
- Chức năng phân bổ: Giải quyết các vấn đề về phân bổ ngân sách.
- Chức năng ổn định: Kiểm soát lãi suất và lạm phát.
- Chức năng phân phối: Xây dựng chính sách thuế đáp ứng các tầng lớp và lĩnh vực khác nhau.
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái để điều tiết việc cung ứng tiền cho nền kinh tế, với mục tiêu là ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế….
- Chính sách tiền tệ mở rộng (tiền tệ nới lỏng): Mức cung tiền tăng nhiều hơn so với bình thường thông qua ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp, nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chính sách tiền tệ thường được sử dụng.
- Chính sách tiền tệ thu hẹp (tiền tệ thắt chặt): Là việc giảm mức cung tiền của ngân hàng nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao thường áp dụng chính sách này.