Đại Hoàng Là Vị Thuốc Gì

Đại Hoàng Là Vị Thuốc Gì

484,000₫ Giá gốc là: 484,000₫.440,000₫Giá hiện tại là: 440,000₫.

484,000₫ Giá gốc là: 484,000₫.440,000₫Giá hiện tại là: 440,000₫.

Những vị thuốc được dùng hỗ trợ điều trị chứng hư hàn

Theo Đông y, các loại thuốc chữa chứng dương hư còn được gọi là thuốc bổ dương. Dưới đây giới thiệu cho bạn một vài vị thuốc bổ dương sử dụng cho người mắc chứng hư hàn.

Gợi ý một số món ăn cho người mắc chứng hư hàn

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ, gạo tẻ nấu chung đến khi thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món này có công dụng bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.

Cháo thịt dê: Thịt dê rửa sạch, thái miếng, nên luộc với một củ cải để loại bỏ mùi, sau đó vớt củ cải ra, cho gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món ăn này giúp làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi thể chất hư hàn, chịu rét kém.

Cháo tôm: Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi nấu chung với gạo đến khi thành cháo và thêm gia vị, ăn khi nóng. Cháo tôm thích hợp dùng cho người mắc chứng hư hàn, sợ lạnh, đau mỏi lưng gối.

Cháo cá: Thịt cá lọc xương, thái miếng, ướp chung với gia vị và gừng thái chỉ, cho vào nồi với cháo gạo đã ninh nhừ trước đó, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Món này giúp kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc, chống lạnh, thích hợp với người tỳ vị hư hàn, mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng.

Cháo hải sâm: Hải sâm ngâm nước cắt lát nấu chung với đại táo và gạo tẻ thành cháo, ăn nóng. Hải sâm giúp kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ hàn.

Hy vọng với thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu được chứng hư hàn là gì và một số vị thuốc, món ăn có thể dùng cho người hư hàn. Hãy chú ý đến sức khoẻ của bản thân để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến âm thầm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Mẹo giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh

Một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng như sau:

+ Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: Đại hoàng (nướng), hậu phác mỗi vị 9g; mang tiêu 15g; chỉ thực 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.

+ Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh: Đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g; chỉ thực 6g; hoặc đại hoàng 6g; vừng đen 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.

+ Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: Đại hoàng (sao vàng) 45g; đào nhân 20g; mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ xác.

Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ xác (đại hoàng phi chỉ xác bất thông), có nghĩa là đại hoàng làm phân nát ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.

Lưu ý: Khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, mặt khác đi ngoài nhiều bệnh nhân mất tân dịch sẽ gây mệt mỏi.

- Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: Đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

- Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú...: Đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

- Trị biến chứng đái tháo đường

Trị đái tháo đường biến chứng thận: Hoàng kỳ sống 30g; xích thược 15g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

+ Vàng da do viêm gan cấp: Ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài "Nhân trần cao thang" gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng: Lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.

+ Xơ gan: Đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.

- Chữa hắc lào: Đại hoàng 10g, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch.

- Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng chướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.

- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bắp cải - món ăn bài thuốc | SKĐS

Theo học thuyết của Y học cổ truyền, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh. Người bệnh đang mắc hư hàn có nghĩa là phần dương trong cơ thể đang suy yếu dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mang tính hàn như chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt. Vậy chứng hư hàn là gì, người mắc chứng hư hàn nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chứng hư hàn hay còn gọi là chứng dương hư, là thuật ngữ chung cho những người thiếu dương khí dẫn đến chức năng cơ thể suy giảm và các cơ quan trong cơ thể không được làm ấm.

Chứng hư hàn thường xuất hiện trong các bệnh như tiết tả, thủy thũng, tâm quý và hư lao. Chứng hư hàn dễ bị nhầm lẫn với các hội chứng như chứng khí hư, chứng lý hàn thực và chứng chân nhiệt giả hàn do đó khi chẩn đoán cần phân biệt với các chứng bệnh này.

Hư hàn là trạng thái bệnh lý khi dương khí bị thiếu hụt (dương hư), dẫn đến các chức năng của dương khí như thúc đẩy quá trình chuyển hóa, sưởi ấm, phản ứng hóa sinh và bảo vệ (trừ hàn) đều bị suy giảm ở mức độ nhất định. Nguyên nhân thường do âm tà xâm nhập, lâu ngày làm tổn thương phần dương của cơ thể, hoặc bệnh kéo dài không khỏi, khiến dương khí bị hao tổn, hoặc do bẩm sinh dương khí vốn yếu ớt; hoặc do tuổi cao, dương khí suy yếu gây ra.

Biểu hiện của người mắc chứng hư hàn

Người mắc chứng hư hàn sẽ có các biểu hiện như: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sức yếu hay mệt mỏi, sắc mặt thường trắng bệch, lưỡi trắng nhạt, dễ hụt hơi do thiếu khí, tự ra mồ hôi, ít nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong và dài, đại tiện lỏng, mạch hư trì hoặc trầm nhược.

Hư hàn thường có biểu hiện nhẹ vào mùa hạ nhưng vào mùa đông các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Về quá trình tiến triển bệnh, chứng hư hàn thường có thể bắt nguồn từ hai lý do: Một là do dương hư lâu ngày tổn hại đến âm, dẫn đến chứng âm dương đều hư nên trên lâm sàng có các biểu hiện của dương hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi yếu sức, đồng thời có biểu hiện của chứng âm hư như mồ hôi trộm, triều nhiệt (sốt âm ỉ về buổi chiều), ngũ tâm phiền nhiệt (ngực và lòng bàn tay lòng bàn chân có cảm giác nóng). Hai là do dương khí không đủ nên âm khí tích tụ, thuỷ thấp ứ đọng có thể sinh ra chứng huyết ứ.