Chương 2. LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
Chương 2. LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
Tác phẩm mỹ thuật được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó:
Tác phẩm mỹ thuật bao gồm: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, các hình thức nghệ thuật đương đại, tác phẩm mỹ thuật có nội dung tôn giáo, tác phẩm mỹ thuật đặt trong khuôn viên của tổ chức, cá nhân tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh.
Trên đây là tư vấn về tác phẩm mỹ thuật. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.063
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả phổ hiện nhất hiện nay. Quyền tác giả tuy có thể xác lập trên cơ sở tự động (không cần đăng ký) nhưng trên thực tế, việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng lại mang đến nhiều lợi ích. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy định về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Trong cuốn “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin có giải thích: “Mỹ thuật ứng dụng là các nghệ thuật áp dụng sản xuất công nghiệp để cho ra những sản phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống hay mỹ thuật ứng dụng là những tấm tranh, phù điêu, đường diềm, thảm,…trang trí cho một công trình hoặc ứng dụng cho một công việc cụ thế nào đó.
Theo các định nghĩa trên, thuật ngữ “mỹ thuật ứng dụng” được dùng để chỉ việc áp dụng các thiết kế thẩm mỹ đối với các vật dụng có chức năng có thể sử dụng được. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên các vật dụng, đồ vật hàng ngày.
Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã liệt kê tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Nghị định 22/2018 có đưa ra định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Ví dụ như: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bàn thiết kế vỏ hộp đựng mì gói….
Qua những định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nêu trên, có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được cấu thành bởi những đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tác giả chủ yếu là những người khéo tay và có óc thẩm mỹ. Họ đã bỏ tiền bạc và công sức để có những tác phẩm đẹp, có tính ứng dụng.
Và ít khi quan tâm nhiều đến quyền lợi của mình. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định. Nhằm bảo hộ quyền tác giả của người sáng tạo đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.
Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được định hình dưới dạng vật chất, tức là phải được thể hiện dưới dạng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Nếu tác phẩm mới chỉ xuất hiện dưới dạng ý tưởng mà chưa được định hình thì sẽ không được bảo hộ.
Có một số biện pháp sau đây giúp bảo vệ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:
Thứ nhất, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có mức xử phạt đối hành vi vi phạm quyền tác giả cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, 500 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Thứ hai, Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hình phạt đối với hành vi sao chép, phân phối với quy mô thương mại, hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật, chủ thể quyền tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền của mình:
Thứ tư, để bảo vệ quyền tác giả, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải đi đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Như vậy, để việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng có hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền tác giả, cần phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và tôn trọng quyền tác giả, tôn trọng các sáng tạo trí tuệ. Hiểu, tôn trọng bản quyền chính là lương tâm, trách nhiệm, thể hiện lòng tự trọng và cũng là danh dự của người khai thác, sử dụng tác phẩm.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tác phẩm mỹ thuật ứng ứng dụng theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.
Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập trung bình năm 2009, và đời sống của một bộ phận người dân cũng được nâng cao rõ rệt. Vì vậy mà nhu cầu thẩm mỹ và đời sống nghệ thuật ở Việt Nam cũng không ngừng được nâng lên, trong đó có thị trường mỹ thuật. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam đã được đưa đi triển lãm ở nước ngoài, có cơ hội giao lưu với các nền nghệ thuật lớn trên khắp thế giới…, đã tạo ra một thị trường mỹ thuật, nơi người bán và người mua được giao dịch một cách tự do thông qua sự thỏa thuận giữa hai bên. Từ đây cũng bắt đầu xuất hiện các nhà sưu tập mỹ thuật là những người mua, bán tác phẩm, dần tạo nên một thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật tại Việt Nam.
Thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật
Thị trường mỹ thuật:Thị trường: là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Thị trường mỹ thuật: là nơi chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm mỹ thuật, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một hoặc nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của từng tác phẩm mỹ thuật. Thực chất, thị trường mỹ thuật là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể về mỹ thuật nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường mỹ thuật là một thế giới muôn màu, đa sắc khó có thể lường trước được. Một tác phẩm mỹ thuật với người này có thể là vô giá trị, nhưng với người khác lại là vô giá. Khác nhau giữa vô giá và vô giá trị chỉ ở một chữ, nhưng lại cách nhau một trời một vực. Chỗ khác nhau ấy chính là cách tiếp cận của người xem và cả ở việc tác phẩm mỹ thuật hiện diện tại các sàn đấu giá với tư cách như thế nào? Trong thế giới mỹ thuật, nhiều câu chuyện không thể tin nổi về số phận của những họa phẩm kiệt xuất cũng như số phận của người vẽ ra nó; cũng ba chìm bảy nổi để đến một ngày nọ tỏa sáng, được săn lùng trên toàn thế giới thì người tạo ra nó cũng đã chìm khuất vào bóng tối, xa lìa cõi nhân gian, đi về cõi thiên thu. Đấu giá mỹ thuật: Đấu giá: là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất. [3] Đấu giá mỹ thuật: là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra một tác phẩm mỹ thuật cần đấu giá, ra giá và sau đó bán tác phẩm đó cho người ra giá cao nhất. Đấu giá tác phẩm mỹ thuật theo nguyên tắc tăng dần được cho là hình thức đấu giá phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Người tham gia trả giá công khai với nhau trước một tác phẩm mỹ thuật, với mỗi giá đưa ra tiếp theo được yêu cầu cao hơn giá đưa ra trước đó. Nhà đấu giá có thể thông báo giá, các nhà sưu tập (nhà thầu) hay khách mua tác phẩm có thể tự gọi giá thầu của họ (hoặc có ủy quyền gọi ra giá thầu thay cho họ) hoặc giá thầu có thể được gửi qua phương tiện điện tử với giá thầu hiện tại cao nhất được hiển thị công khai. Trong một cuộc đấu giá, nhà đấu giá có thể bắt đầu với giá chào bán cao nhất đối với một tác phẩm mỹ thuật; giá được hạ xuống cho đến khi người tham gia sẵn sàng chấp nhận giá của người bán đấu giá cho một hoặc nhiều tác phẩm, khi giá đã hạ đến mức giá thấp nhất có thể chấp nhận của người bán. Hoặc nhà đấu giá có thể bắt đầu với giá chào bán thấp nhất đối với một tác phẩm mỹ thuật; giá được nâng dần lên bởi những người tham gia đấu giá, cho đến khi người cuối cùng tham gia đấu giá có mức giá cao nhất cho một hoặc nhiều tác phẩm.
Thực trạng thị trường mỹ thuật ở Việt Nam
Sau hơn 35 năm mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường, thị trường mỹ thuật Việt Nam đã có những biến đổi mới, phát triển. Từ một thị trường mỹ thuật “phi thị trường” trước 1986 (hầu như chỉ phục vụ cho công tác tuyên truyền) đã biến thành một thị trường mỹ thuật vô cùng sôi động trong hai thập niên sau “đổi mới,” tiếp sau đó là một giai đoạn bế tắc kéo dài cho đến nay. Vậy điều gì đã khiến cho nền mỹ thuật Việt Nam thăng hoa sau giai đoạn mở cửa và điều gì đã khiến cho thị trường mỹ thuật Việt Nam rơi vào bế tắc như hiện nay? Đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Đối với việc mỹ thuật Việt Nam thăng hoa sau giai đoạn mở cửa, chúng ta thấy bên cạnh những thuận lợi về kinh tế với sự phong phú đa dạng của hàng hóa trong một nền kinh tế thị trường, các nghệ sĩ Việt Nam đã có sự cởi mở hơn về tư tưởng, có cách nhìn đa chiều, đa diện hơn. Nghệ sĩ không chỉ sáng tác những tác phẩm nghệ thuật phục vụ tuyên truyền mà còn tìm tòi, khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống, phản ánh cả mặt tốt cũng như mặt xấu của xã hội, đồng thời có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm nhiều chất liệu mới, hiện đại. Mặt khác các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam đã có những cuộc giao lưu, tiếp xúc với các đồng nghiệp trên thế giới thông qua các cuộc triển lãm, trại sáng tác, hội thảo… Đồng thời sự đổ bộ ồ ạt các nhà sưu tầm, nhà buôn tranh nước ngoài vào Việt Nam đã làm cho việc phát hiện ra hội họa “Doimoi” đầu những năm 1990 thành một hiện tượng sôi động nhất trong khu vực. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và mở rộng giao lưu với các nước phát triển ở phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ…, nhiều cánh cửa mới đã mở ra cho giới họa sĩ, nhà điêu khắc học hỏi và giao lưu với mỹ thuật quốc tế. Từ những năm 2000, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thế giới càng lúc càng xích lại gần nhau hơn. Giới mỹ thuật Việt Nam tiếp thu mạnh mẽ nhiều trào lưu, trường phái, xu hướng mỹ thuật đương đại từ ảnh hưởng của toàn cầu hóa và đã để lại dấu ấn lên mỹ thuật Việt Nam trên nhiều bình diện. Chính từ những điều kiện nội sinh, ngoại nhập này đã giúp cho những ý tưởng nghệ thuật thăng hoa, một thế hệ các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trưởng thành và mang đến cho đời sống nghệ thuật của Việt Nam nhiều biến chuyển tốt. Những biến chuyển đó được biểu hiện qua nội dung tư tưởng, cách đặt vấn đề, hình thức thể hiện tác phẩm, cách cảm thụ nghệ thuật, không gian trưng bày tác phẩm và cách quản lý trong hoạt động mỹ thuật… Và cũng chính nó đã giúp các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam không chỉ khẳng định tài năng trong nước mà còn hướng đến thị trường mỹ thuật thế giới. Nhiều tác giả và tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam đã được đưa đi triển lãm ở nước ngoài, đã tạo cơ hội tốt, rộng mở cho việc giao lưu, hòa nhập với các nền nghệ thuật lớn trên thế giới… Giai đoạn này thị trường mỹ thuật Việt Nam rộ nở với muôn vàn các gallery mọc lên, các trại sáng tác quốc tế, các dự án về mỹ thuật, các triển lãm triền miên và xuất hiện hết sức đông đảo những người bán và người mua tác phẩm mỹ thuật với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp… Nhưng đáng tiếc, sự nở rộ, sôi động đó chỉ kéo dài được khoảng hơn 20 năm sau đổi mới và làn gió mới, sự sôi động của thị trường mỹ thuật Việt Nam cũng dần mất năng lượng và tắt lịm vào những năm gần đây với hàng loạt gallery đóng của, các trại sáng tác ngừng tổ chức, các tổ chức triển lãm thưa dần…, đặc biệt là sau thời gian đại dịch covid – 19 xuất hiện. Thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay đang bước vào một giai đoạn suy trầm đáng lo ngại. Nguyên nhân do đâu? Bên cạnh những ảnh hưởng dễ thấy của khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch bệnh và việc chưa có một thị trường mỹ thuật thực thụ thì sức tấn công mãnh liệt của hàng giả, hàng “nhái” và hàng lậu đang dần lấy đi “đất sống” của những người làm nghệ thuật chân chính [4]. Việc thiếu chăm sóc, hay chăm sóc không đúng cách của các cơ quan chức năng đã tạo cho thị trường mỹ thuật Việt Nam “trăm hoa đua nở”, xấu tốt lẫn lộn, cỏ dại mọc đan xen với hàng loạt xưởng chép tranh giả trên phố Nguyễn Thái Học ở Hà Nội và phố Nguyễn Du ở Thành phố Hồ Chí Minh hay đấu giá mỹ thuật thiếu minh bạch, nâng giá để tham ô, rửa tiền…, như trường hợp Giám đốc Công ty Sơn mài Lam Sơn (Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cuối những năm 90 của thế kỷ 20). Bên cạnh đó, các sản phẩm mỹ nghệ lai tạp từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…, được sản xuất tràn lan như: Tì hưu phong thủy, Sư tử đá…, phục vụ các đại gia, công ty, doanh nghiệp đã thu hút một nguồn kinh phí khá lớn, bỏ qua các tác phẩm điêu khắc thực thụ của các nhà điêu khắc trong nước. Nguy hiểm hơn, nó tạo nên một thị trường tranh giả, dòng “thẩm mỹ lai tạp”, mất cội nguồn, thiếu niềm tin và giúp cho những kẻ làm ăn phi pháp (làm hàng giả, hàng nhái, cò mồi, lừa đảo,…) thu “bộn tiền” [4], nhưng làm cùn mòn, hạ thấp trình độ thẩm mỹ của công chúng, đồng thời làm nản lòng, hạn chế sức sáng tạo của các nghệ sĩ. Mặt khác, người họa sĩ, nhà điêu khắc ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nỗi lo “cơm áo gạo tiền” phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Hầu như hiện nay không có nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc sống được bằng hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mà họ phải làm những nghề khác nhau, việc sáng tạo nghệ thuật chỉ được thực hiện trong những lúc rỗi rảnh hay chia cắt thời gian hết sức khiêm tốn. Thực trạng đó khiến người nghệ sĩ bị chi phối thời gian sáng tạo nghệ thuật, mất đi nguồn cảm hứng. Song song với trường hợp đó, lại có một bộ phận những họa sĩ, nhà điêu khắc không thật sự có nhiều tài năng nhưng dễ dàng nổi tiếng nhờ sự đánh bóng một cách thiếu chính xác của truyền thông. Chính kinh tế thị trường và xã hội thông tin mang lại nhiều điều thuận lợi nhưng cũng nhiều áp lực với nghệ sĩ trẻ. Chu kỳ biến mất của những cái tên đáng nhớ cứ ngắn dần từ 20 – 15 xuống 5 và thậm chí chỉ còn 1, 2 năm. [5] Thị trường mỹ thuật Việt Nam cũng giống như những cây trái, được phát triển xanh tươi, đơm hoa kết trái trên một vùng đất mới màu mỡ trong thời gian đầu, nhưng không được chăm sóc một cách cẩn trọng, khoa học, chuyên nghiệp…, nên đất ngày càng cằn cỗi, cây mất đi sức sống và ngày càng tàn lụi. Vậy chúng ta phải làm gì để cây xanh tươi, đơm hoa kết trái trở lại? Đó là trách nhiệm của mỗi văn nghệ sĩ chúng ta và các cấp quản lý.
Thực trạng đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam
Kể từ những sự kiện mỹ thuật đầu tiên vào năm 1923, khi họa sĩ Nam Sơn (1890- 1973) tham gia Đấu xảo Hà Nội với 4 bức tranh: “Nhà nho xứ Bắc”, “Ông già Kim Liên”, “Cô gái Bắc kỳ” và “Tĩnh vật”, thì đây được xem như những tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam được bán. Rồi các Triển lãm mỹ thuật của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội) năm 1929; Triển lãm mỹ thuật quốc tế tại điện Vincennes (Pháp) năm 1931, ta quen gọi là triển lãm đấu xảo; Salon des Artistes Francais năm 1933 tại Paris… Mỹ thuật hiện đại Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn có quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với người mua bán, sưu tập. Do nhiều lý do về lịch sử nên thị trường này gần như “đóng cửa” suốt mấy chục năm ở Việt Nam… Đến nay, sau gần một thế kỷ, thị trường mỹ thuật Việt Nam đã hình thành hẳn một lực lượng các nhà sưu tập, đấu giá mỹ thuật (gồm cả người Việt, Việt kiều lẫn người nước ngoài sống ở Việt Nam). Theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam hiện có khoảng hơn 20 nhà bán đấu giá chuyên nghiệp. Tối ngày 17/12/2016, Lý Thị (Lythi Auction) tổ chức phiên đấu giá đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 14/26 tác phẩm nghệ thuật được bán. Hoạt động sôi nổi và liên tục nhất là Chọn (Chọn Auction House), trung bình mỗi tháng một phiên. Ngoài ra còn có PI (Hà Nội), vài chục nhóm đấu giá tranh trên mạng, hoạt động mạnh nhất là Vietnam Art Space (9.400 thành viên) và Viet Art Now (4.200 thành viên), sàn giao dịch Công ty Tầm nhìn Mỹ thuật Đông Dương (Indochine Art). Chưa nói đến những phiên đấu giá từ thiện của Nhà Chống Lũ, Live To Love Vietnam, Operation Smile Vietnam và nhiều giám tuyển mỹ thuật khác…, cũng đã thu hút nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị. [6] Nhà đấu giá Chọn ra đời vào tháng 12/2016 ở Hà Nội, là một nhà đấu giá quốc tế với ưu tiên cho các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, Chọn còn thống nhất thành lập một tổ chức bảo lãnh thanh khoản tác phẩm nghệ thuật với nguồn vốn bảo trợ lên tới 2 triệu USD, tương đương 44 tỉ đồng lúc đó. Kỳ vọng là thế nhưng Chọn cũng chỉ dừng lại ở phiên đấu giá thứ 15 vào tháng 7/2018, đến nay vẫn chưa khởi động lại. Cùng với Chọn và Lý Thị, nhiều nhà đấu giá khác trong nước cũng được trông đợi khi ra đời, như: Lạc Việt ra đời tháng 5/2016; Vietnam Art Space ra đời 2015, bắt đầu tổ chức đấu giá năm 2017; Pi ra đời tháng 5/2018… Đã hoạt động sôi nổi vào thời điểm năm 2017-2018 với các phiên đấu giá thường xuyên, hầu như tháng nào cũng có các buổi đấu giá tranh, nhưng đến nay các hoạt động đấu giá của những đơn vị này giờ đều giảm hoặc bỏ hẳn như: Chọn, Lạc Việt; riêng Lý Thị tuy vẫn tổ chức đấu giá nhưng số lượng không nhiều, do đó không tác động nhiều đến thị trường. Công ty Cá sấu Việt Nam với Văn Cao Gallery từ khi có dịch Covid-19 cũng không tổ chức đấu giá nữa, nhưng vẫn tổ chức những đợt bán hàng và triển lãm 2 tuần/lần, theo dạng kết hợp vừa là phòng tranh vừa tổ chức đấu giá, nên vẫn còn có hoạt động. Gần đây có thêm một đơn vị nữa cũng có ý định tổ chức đấu giá là Apricot, còn gọi là nhà đấu giá Mơ. Họ cũng đi theo hướng vừa triển lãm vừa đấu giá, nhưng hiện tại cũng chưa đấu giá được.[6] Trong các sàn đấu giá còn quá nhiều lùm xùm về tranh giả, tranh nhái, giá bán, cách thanh toán…, cũng là lý do quan trọng khiến các sàn không hoạt động mạnh được, hoặc phải ngừng hẳn. Lạc Việt ngay từ những ngày đấu giá đầu tiên đã dính lùm xùm người trúng đấu giá bỏ không mua tác phẩm. Lý Thị dính vụ họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan lên mạng đòi lại bức “Cẩm chướng” đấu giá thành công ở mức trên 65 triệu đồng mà mãi chưa thanh toán. Tháng 7/2019, vụ tranh lụa có tên “Con gái nhà văn Dương Thu Hương” (ký tên họa sĩ Vũ Giáng Hương) gây ầm ĩ vì giống hệt một tác phẩm sơn dầu của họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Đông. Họa sĩ Đặng Xuân Hòa cũng từng phát hiện tranh giả của mình khi nhà đấu giá Chọn đăng thông tin tranh sắp đấu giá. Bức “Phố cũ” được Chọn cho là của danh họa Bùi Xuân Phái và đưa lên sàn, tuy nhiên con trai ông Phái cho rằng đó là tranh giả… Mặt khác bản chất của sàn đấu giá là phải có nhiều hơn hai người mua, cho nên việc dùng chiêu “thổi giá” được coi là một biện pháp bình thường ở tất cả các sàn đấu giá trên thế giới. Tuy nhiên, với nền móng sơ khai, thể hiện rõ sự thiếu chuyên nghiệp, cơ sở pháp lý lỏng lẻo của thị trường mỹ thuật ở Việt Nam hiện tại, trình độ hiểu biết của công chúng và người mua nghệ thuật chưa cao, chiêu trò của sàn đấu giá có khi khó lường. Đã có những câu hỏi đặt ra là có hay không sự bắt tay giữa người bán và sàn đấu giá để cố tình nâng giá trị của những tác phẩm nghệ thuật không xứng tầm với mức giá bán ra? [7] Hay hạ giá tranh của một họa sĩ nào đó xuống, nhờ đó họ có thể mua các tranh khác của họa sĩ đó với mức giá thấp trên thị trường…, thể hiện sự thiếu minh bạch trong việc đấu giá tác phẩm mỹ thuật. Nguyên Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Vi Kiến Thành cho rằng, những sự việc này cho thấy nên đặt ra tiêu chuẩn về vốn, uy tín, đội ngũ chuyên gia, quy trình hoạt động…, để trở thành một nhà đấu giá nghệ thuật. Có như vậy, vai trò và chức năng góp phần minh bạch thị trường mỹ thuật của nhà đấu giá mới được phát huy. [8] Một phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật của Nhà đấu giá Lý Thị năm 2017.
Một vài ý kiến về giải pháp phát triển thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật tại Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và văn hóa toàn cầu hiện nay, việc nghiên cứu quản lý, phát triển thị trường mỹ thuật ở Việt Nam đang là một vấn đề bức thiết nhằm phát triển mỹ thuật trên cả hai phương diện kinh tế và văn hóa. Tại Việt Nam, hoạt động mua bán, trao đổi các tác phẩm mỹ thuật đã diễn ra từ nhiều năm nay thông qua vai trò của các nhà sưu tập, các Gallery, sàn đấu giá…, nhưng trên thực chất vẫn chưa có một thị trường mỹ thuật theo đúng nghĩa. Sự hoạt động của các Gallery, sàn đấu giá trong nước có thể xem là những hoạt động mang tính chất đơn lẻ theo lề lối kinh doanh cá thể, chưa thể hiện được vai trò của nhà nước, cùng với đó là thiếu các chính sách khuyến khích sự phát triển của mỹ thuật nói chung cũng như định hướng phát triển của thị trường mỹ thuật nói riêng. Muốn có thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam hoạt động ổn định và phát triển, các ngành, các cấp và các văn nghệ sĩ cần có những giải pháp căn cơ, khoa học. Giải pháp phát triển thị trường mỹ thuật: – Cần có chính sách vĩ mô phù hợp, chính là chất keo gắn kết tất cả các điều kiện, yếu tố nền tảng tạo nên một thị trường mỹ thuật nội địa; – Có chính sách đầu tư cho mỹ thuật, chính sách ưu tiên của nhà nước dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp để khuyến khích các tập đoàn doanh nghiệp đó đầu tư cho mỹ thuật; – Đưa tỷ lệ phần trăm bắt buộc trong các công trình kiến trúc, xây dựng công cộng (ở các nước văn minh trên thế giới, họ thường đưa vào từ 1% đến 3% trong tổng mức đầu tư của một công trình kiến trúc, xây dựng công cộng, điển hình nhất là Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore…); – Có các giải pháp tích cực về hoạt động của bảo tàng, bảo tàng mỹ thuật, phát triển bảo tàng mỹ thuật trong đời sống mỹ thuật hôm nay, để bảo tàng trở thành nơi đi đầu trong các hoạt động sưu tầm, mua tác phẩm mỹ thuật; – Có chính sách thiết thực, hiệu quả về việc hỗ trợ nghiên cứu và phổ biến nghệ thuật nói chung và tác phẩm mỹ thuật nói riêng trong đời sống xã hội hiện nay; – Hoàn thiện các chính sách cho việc sưu tầm nghệ thuật tư nhân, hoạt động của gallery, thành lập các bảo tàng mỹ thuật tư nhân; – Nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực về mỹ thuật và nhận thức thẩm mỹ của công chúng qua nhiều kênh từ giáo dục phổ thông, thông tin tuyên truyền qua triển lãm, phát thanh, truyền hình, mạng…; – Tìm hiểu kinh nghiệm của thế giới trong phát triển thị trường mỹ thuật… Đồng thời kết nối mỹ thuật Việt Nam và quốc tế cần được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, để mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến mới về quy mô và chất lượng, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Giải pháp phát triển đấu giá mỹ thuật: Tác phẩm nghệ thuật cũng là một tài sản, một hình thức đầu tư, vì vậy hoạt động đấu giá nghệ thuật cần bảo đảm đúng quy định của pháp luật và có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, góp phần xây dựng thị trường mỹ thuật nước nhà phát triển lành mạnh. – Đấu giá mỹ thuật cần thực hiện triệt để theo Luật Đấu giá tài sản chính thức của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017 [2], trong đó quy định cụ thể về trình tự, thủ tục; đấu giá viên; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản…, nhằm tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động đấu giá tài sản nói chung, bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, những sai phạm của các bên sẽ được xử lý triệt để hơn, như việc người không đặt cọc mà vẫn được tham gia, hay trường hợp trúng đấu giá lại bỏ cọc không mua nhưng không có biện pháp xử phạt thỏa đáng… – Thực hiện đúng khoản 2, Điều 18 Đấu giá mỹ thuật của Nghị định 113/2013/NĐ-CP Về hoạt động mỹ thuật: Tác phẩm mỹ thuật trước khi đấu giá ở trong nước hoặc đưa ra đấu giá ở nước ngoài phải được giám định [1]. Vì thế cần có một hội đồng giám định đúng chuẩn, công khai, có chuyên môn cao…, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận. – Nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực về đấu giá mỹ thuật trong các trường đào tạo về mỹ thuật hay các trường văn hóa nghệ thuật một cách chuyên nghiệp, đáp ứng với yêu cầu phát triển của thị trường mỹ thuật trong nước và quốc tế. – Nâng cao nhận thức thẩm mỹ của công chúng qua nhiều kênh từ giáo dục phổ thông, thông tin tuyên truyền qua triển lãm, phát thanh, truyền hình, mạng… – Tìm hiều kinh nghiệm của thế giới trong phát triển đấu giá mỹ thuật… Tóm lại: Thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật là những vấn đề quan trọng trong hoạt động, phát triển mỹ thuật Việt Nam. Trải qua nhiều bước thăng trầm, thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới đã có những khởi sắc khá ấn tượng, góp phần làm sôi động và hưng thịnh nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, cũng vấp phải nhiều thiếu sót, trở ngại trong việc tổ chức, quản lý, giám định tác phẩm, cùng những tác động khách quan từ kinh tế suy giảm của thế giới, đại dịch covid-19…, đã làm cho thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị triệt tiêu. Chính vì thế đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học về đề tài “Đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam (Thực trạng và giải pháp)” là công việc làm cần thiết đối với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại ngày nay. Để thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam phát triển một cách chuẩn mực, bền vững…, chúng ta cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và cá nhân của từng họa sĩ, nhà điêu khắc để bàn luận đưa ra giải pháp và thực thi giải pháp có hiệu quả. Nhằm đưa nghệ thuật Việt Nam phát triển một cách toàn diện “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và góp phần vào việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng với nhu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Tài liệu tham khảo: 1. Chính phủ (2013), Nghị định 113/2013/NĐ-CP Về hoạt động mỹ thuật. 2. Quốc hội (2016), Luật đấu giá tài sản, ngày 17 tháng 11 năm 2016. 3.https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5u_gi%C3%A1 4.http://ape.gov.vn/thi-truong-my-thuat-viet-nam-truoc-thach-thuc-va-hoinhap-phat-trien-ds676.th 5. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c419/n28615/My-thuat-Viet-Namtrong-boi-canh-toan-cau-hoa.html 6.https://truyenhinhthanhhoa.vn/dau-gia-tac-pham-nghe-thuat-bao-gio-chuyennghiep-1808146849.htm 7.https://nld.com.vn/van-nghe/dau-gia-my-thuat-co-dang-tin-ban-tranh-giatren-troi-20180907214544625.htm 8.http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Van-hoa/913030/dau-hoi-ve-vai-trocua-nha-dau-gia