Việt Nam đã nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ trong 5 tháng 2023, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Việt Nam đã nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ trong 5 tháng 2023, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Gạo Basmati là loại gạo Ấn Độ có mùi thơm đặc trưng, được xếp vào hàng gạo thơm nhất thế giới. Tên gọi của nó cũng xuất phát từ điều đặc biệt này, đó là sự kết hợp của 2 từ tiếng Hindi: Chữ bas có nghĩa là thơm và mati có nghĩa là queen - nữ hoàng nghĩa là nữ hoàng gạo thơm. Và người ta phân tích được trong loại gạo hạt dài này có một hợp chất hóa học có tên là 2-acetyl-1-pyrroline, cao gấp 12 lần nhiều hơn bất kỳ giống lúa gạo nào khác. Điều này mang lại hương vị tuyệt vời cho gạo Basmati truyền thống với những món cơm ngon, bổ dưỡng như: Cơm nghệ Tây, cơm trộn nước cốt dừa, cơm thảo mộc, thali, …
Bạn biết không, gạo Basmati truyền thống đã được trồng kể từ buổi bình minh của nền văn minh Ấn Độ. Phân bố ở các cánh đồng màu mỡ ở Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Tuyệt vời hơn cả là vùng chân núi Himalaya thuộc miền Bắc nước Ấn. Nơi cây lúa cây lúa được nuôi dưỡng bởi những lớp phù sa giàu khoáng chất chảy từ đỉnh núi tuyết tan hòa vào những con sông bồi đắp cho những cánh đồng mùa lũ.
Đặc trưng của gạo Basmati truyền thống là kích thước hạt dài hơn so với các loại gạo thông thường. Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo gồm có: Tinh bột (thấp) không chứa gluten,giàu chất xơ hòa tan, khoáng chất thiết yếu cao, đặc biệt là chỉ số GI khá thấp,… Sau khi nấu thành cơm hạt gạo nở ra mềm, xốp, dài hơn nhưng không to hơn. Người Ấn cho biết, lúa Basmati truyền thống sau khi thu hoạch được phơi khô, lưu kho khoảng 2 năm để lúa được “lên tuổi” thì mới bắt đầu xay xát thành gạo, lúc này gạo sẽ ngon hơn, nấu cơm sẽ dễ và tốt hơn so với gạo mới.
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu, cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt.
“Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm, nhiều người bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không. Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật, giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia… chứ không hề thấy gạo Ấn. Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác
để bán vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam, đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi rằng, họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây”, ông Có nhấn mạnh và cho rằng, gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020, cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh… Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó “có cửa” do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. “Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 - 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành”, ông Có nói.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào,
mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nhờ có hàm lượng tinh bột cao và chỉ số GI của gạo Basmati truyền thống thấp nên loại gạo này được xem là thực phẩm vàng dành cho người tiểu đường. Các nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Canada cho biết chỉ số GI (chỉ số đường huyết) của một loại thực phẩm được xác định bởi thành phần và mức độ phong phú các chất như: Chất béo, protein, chất xơ và mức độ tiêu hóa của tinh bột….
Thông thường, các loại gạo, bánh mì, mì ống không chỉ có hàm lượng tinh bột lớn mà chỉ số GI tương đối cao do vậy những người bệnh thường rất hạn chế sử dụng chúng trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng đối với gạo Basmati truyền thống có chỉ số đường huyết thấp hơn bất kỳ loại gạo nào khác, chỉ số GI là 58. Hơn nữa, loại Carbohydrate có trong gạo Basmati thuộc dạng khó tiêu hóa - amyloza nên sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng cao nên bệnh nhân tiểu đường, có thể ăn thay cho các loại gạo thông thường, bột mỳ....và giúp cho đường huyết không bị gia tăng đột ngột.
Bên cạnh đó, gạo Basmati là loại gạo có hàm lượng chất xơ hòa tan cao nên khi ăn cơm các bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Điều này, đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát sự thèm ăn của bạn cũng như khả năng hấp thu các chất béo giúp cho bạn thực hiện chế độ ăn uống khoa học hơn, giảm nguy cơ béo phì, các bệnh máu, nhiễm mỡ hay gan nhiễm mỡ.
Gạo Basmati truyền thống được nấu thành nhiều món cơm đặc trưng khác nhau của người Ấn: Đầy đủ dưỡng chất, hương vị để giúp bồi bổ cho sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Món cơm trộn Biryani mang đến cho bạn hương vị tuyệt vời
Món cơm thơm ngon, hấp dẫn này được làm khá công phu, thường có mặt trong các bữa cơm sum họp gia đình của người Ấn Độ. Món cơm này có thành phần gồm: thịt gà hoặc thịt cừu cùng nhiều loại rau gia vị khác như rau mùi húng quế, thì là, nghệ tây… Sự tổng hòa của cơm nấu từ gạo Basmati truyền thống, các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt kết hợp một chút đắng tạo nên sự đặc trưng rất ấn tượng khiến bạn phải nhớ mãi.
Cơm truyền thống thường là thành phần chính của các món ngon Ấn Độ
Không chỉ có thành phần chính là gạo Basmati truyền thống mà còn có sự kết hợp của một số loại gia vị nhẹ nhàng như: Dầu thực vật, quế, thảo quả xanh, hạt thì là...trộn cùng với cơm đã nấu chín. Đây cũng chính là món cơm chay truyền thống của người Ấn, rất thanh đạm, dễ dàng và tốt cho hệ tiêu hóa, hương vị của món cơm này cũng nhẹ nhàng và rất dễ ăn; đồng thời cũng rất dễ thực hiện.
Địa chỉ: 571/3H Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
Thời gian: T2-T7: 8:00 – 17: 30; CN: 8:00 – 12:00
Qua Zalo/ Call – Nhanh nhất qua Zalo
+ Khách Lẻ: 0916853968 – 0938711019
Thực phẩm Ấn Độ: https://indianfoods.com.vn/
Đặc sản Miền Tây Nam Bộ: https://www.khoca.com.vn/
Đặc sản Việt Nam và Thế Giới: https://vove.com.vn/
Cảm ơn quý khách đã ủng hộ VOVE/INDIANFOODS trong hơn 10 năm qua và chúng tôi hứa luôn hoàn thiện mình hơn nữa để luôn đem đến những sản phẩm tốt, Tử Tế nhất đến mọi nhà.
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu gạo, song hạt gạo Việt vẫn chưa thực sự có thương hiệu mạnh ...
Vietnam Airlines và Vietjet Air nhận thêm 6 máy bay mới trong tháng này nhằm đáp ứng cao điểm Tết Ất Tỵ. Thị trường xuất hiện sự tăng – giảm ...
Bộ trưởng Điều phối Lương thực Indonesia - ông Zulkifli Hasan, mới đây thông báo dự trữ gạo quốc gia của Indonesia đã đạt 8 triệu tấn vào cuối năm ...
Gạo 100% nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm như sản xuất bún, phở, cơm tấm hoặc có thể sản xuất bia, thức ăn chăn nuôi...
Ngày 4/1/2021, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên, quốc gia này xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã bắt đầu nhập khẩu ngũ cốc từ "đối thủ" Ấn Độ sau nhiều thập kỷ khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Hãng tin Reuters xác nhận thông tin từ ông B.V.Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, Việt Nam bắt đầu mua gạo từ quốc gia này và đây là lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Việt Nam.
Cụ thể, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các chuyến hàng tháng 1 và tháng 2/2021 với giá khoảng 310 USD/tấn theo phương thức giao hàng lên tàu (FOB). Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán trong khoảng từ 500-505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 381-387 USD/tấn.
Đại diện Hiệp hội Xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, nhu cầu mạnh mẽ từ các nước châu Á và châu Phi cũng đã làm tăng giá gạo Ấn Độ nhưng mức giá của họ vẫn rất cạnh tranh do nguồn cung dồi dào. Ấn Độ dự đoán Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn miễn là vẫn còn chênh lệch về giá.
Vào tháng 12/2020, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng bắt đầu mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên sau ít nhất ba thập kỷ do nguồn cung từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam bị thắt chặt và đề nghị giảm giá mạnh.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, năm 2020, Ấn Độ đã xuất khẩu 14 triệu tấn gạo, con số được cho là kỷ lục.
Do gạo tấm có ưu điểm giá rẻ hơn các loại gạo nguyên hạt, có nhiều kích cỡ nên có thể sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm, tùy thuộc vào mục đích khác nhau. Loại gạo này cũng có thể sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và cho các nhà máy bia.
Còn theo một số doanh nghiệp, do nhu cầu đối với chủng loại gạo tấm phục vụ cho mục đích làm bột, bánh, bún, phở và cơm tấm đang gia tăng ở trong nước, trong khi nguồn cung của phân khúc này lại thiếu hụt, không đủ để phục vụ nên nhập khẩu cũng là lẽ thường tình.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85%, xuống 42,69 triệu tấn, tương đương khoảng 21,35 triệu tấn gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào năm 2020 được dự báo sẽ giảm 3,5% xuống còn 6,15 triệu tấn.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.
Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch
bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá
cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.
Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất
, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa, giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).
Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM). Dù C/O ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện... như hàng Việt Nam. Lực lượng hải quan sau đó phạt vi phạm hành chính và phối hợp với cơ quan khác để xác minh làm rõ hành vi vi phạm (nếu có). Vụ việc này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo, như đã xảy ra với nhiều hàng hóa khác.