Nhà Đường đã áp dụng chính sách:
Nhà Đường đã áp dụng chính sách:
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo quy định về tiêu chí, phân loại kinh tế trang trại; hoạt động du lịch, sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp trong trang trại; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; đất, xây dựng trong trang trại; chính sách ưu đãi, hỗ trợ với kinh tế trang trại…Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, cơ sở có hoạt động nông nghiệp theo mô hình trang trại.
Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.
Toàn văn Dự thảo và Phụ lục được đăng tải dưới bài viết này. VCCI rất mong nhận được ý kiến quý báu của Quý Đơn vị trước ngày 22/9/2022 để kịp tổng hợp gửi Ban soạn thảo.
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi trước qua fax hoặc email):
Ban Pháp chế VCCI – Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:024.35770632/024.35742022 – máy lẻ: 355; Fax: 024.35771459
Email: [email protected]/[email protected]
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Đơn vị.
Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 74/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2016, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ các lĩnh vực như hỗ trợ phát triển lúa; hỗ trợ phát triển ngô lai; hỗ trợ phát triển cây ăn quả; hỗ trợ phát triển và chuyển đổi phương thức chăn nuôi đại gia súc; hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ khai hoang ruộng nước, ruộng bậc thang…với tổng kinh phí thực hiện là 141.020 triệu đồng. Sau 3 năm thực hiện, Nghị quyết đã góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp gắn khai thác tiềm năng lợi thế với phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo sản phẩm theo hướng hàng hóa…
Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm có trên 90 nghìn lượt hộ gia đình được thụ hưởng chính sách, đã tạo bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống của Nhân dân. Từ khi triển khai chính sách đến nay sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông -lâm -nghiệp, thủy sản chiếm 23,63%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,88%; thương mại, dịch vụ chiếm 49,49%...
Trong 3 năm, các huyện, thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho Nhân dân được 1.233 tấn lúa, trong đó lúa thuần 706 tấn, lúa lai 527 tấn với diện tích hỗ trợ 29.409 ha. Diện tích gieo trồng ngày càng mở rộng, sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh từ 183.000 tấn (năm 2013) lên 198.700 tấn (năm 2015); sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 441 kg/người/năm (năm 2013) lên là 461 kg/người/năm (năm 2015). Nhờ đó, tỉnh Lai Châu không chỉ bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn mà mỗi năm đã có hàng ngàn tấn lúa gạo hàng hóa, các sản phẩm trong nông nghiệp được tiêu thụ ra các tỉnh lân cận và khu vực.
Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như vùng sản xuất lương thực (lúa, ngô). Từng bước thay đổi tập quán canh tác, một số vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung sử dụng 1-2 giống trên một cánh đồng với tổng diện tích trên 820ha đã hình thành rõ nét như cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên), cánh đồng Mường Khoa (huyện Tân Uyên) và cánh đồng Thèn Sin (huyện Tam Đường); một số vùng ngô thâm canh tập trung tại các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên và thành phố Lai Châu.
Đặc biệt, đổi thay rõ nét nhất từ khi triển khai Nghị quyết 74 đến nay đó là mô hình tăng vụ sản xuất, đưa lúa đông xuân lên vùng cao ở những nơi có điều kiện. Các xã vùng cao như Sì Lờ Lầu, Dào San, Bản Lang (huyện Phong Thổ) hay các xã Khun Há, Hồ Thầu (huyện Tam Đường) trước đây chỉ sản xuất 1 vụ lúa, nhưng nay bà con đã biết sản xuất thêm 1 vụ lúa đông xuân nâng cao hệ số sử dụng đất với các giống lúa chịu lạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Từ năm 2013 đến nay, diện tích đất sản xuất 2 vụ tăng trên 770ha so với năm 2013, trung bình mỗi năm tăng gần 260ha.
Không chỉ vậy, chính sách hỗ trợ đã góp phần mở rộng diện tích đất sản xuất (khai hoang), tăng hệ số sử dụng đất thông qua tăng vụ ngô và khuyến khích tận dụng đất vùng bán ngập để sản xuất lương thực. Diện tích ngô tăng vụ bao gồm diện tích ngô vụ thu đông, ngô xuân sớm trên chân ruộng một vụ, trồng ngô trên đất bán ngập lòng hồ thuỷ điện và chuyển đổi trên diện tích lúa không chủ động nước tưới sang trồng ngô với diện tích gần 5.700ha, trung bình mỗi năm tăng gần 1.900ha. Thông qua việc hỗ trợ, đã đưa nhiều giống ngô có năng suất, chất lượng, có khả năng chịu hạn, chịu lạnh vào sản xuất như: CP333, NK66, HN88... được người dân đánh giá cao và nhân rộng.
Bên cạnh đó, chính sách còn hỗ trợ phát triển và chuyển đổi phương thức chăn nuôi đại gia súc, trong đó hỗ trợ làm 2.598 chuồng cho 2.598 hộ với tổng kinh phí thực hiện 7.793 triệu đồng. Nhờ đó, chăn nuôi từng bước chuyển dần sang chăn nuôi có kiểm soát, gắn với xây dựng chuồng, dự trữ thức ăn, hạn chế được tình trạng gia súc chết đói, rét, dịch bệnh, đặc biệt là vào mùa đông, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Đồng thời, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổng số máy được hỗ trợ 561 máy móc các loại với tổng kinh phí 4.026,14 triệu đồng. Mua sắm máy móc tạo điều kiện đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ngô lên 35% ở khâu làm đất (tăng 6% so với năm 2013); 15% ở khâu thu hoạch (tăng 1% so với năm 2013)… Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hỗ trợ phát triển cây ăn quả… cũng đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Đặc biệt chính sách góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng khả năng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi tập quán sản xuất của bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào sản xuất, giảm sức lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất từ đó nâng cao đời sống cho nông dân.
Có thể nói với những cơ chế, chính sách đúng đắn cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân đã góp phần đạt những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông thôn; là tiền đề quan trọng cho Ngành nông nghiệp tỉnh thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh và gắn với xây dựng nông thôn mới.