GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông rất nổi tiếng với những câu chuyện về Bác Hồ với mệnh danh là "người kể chuyện về Bác Hồ", hay "pho sử sống về Bác Hồ".
GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông rất nổi tiếng với những câu chuyện về Bác Hồ với mệnh danh là "người kể chuyện về Bác Hồ", hay "pho sử sống về Bác Hồ".
Thưa giáo sư, cơ duyên nào ông lại chọn nghiên cứu và kể chuyện về cuộc đời Bác Hồ?
- Bác Hồ của chúng ta mất đúng vào ngày Quốc khánh 2/9/1969, cách đây 55 năm. Khi bác mất, tôi 25 tuổi, và đang đứng trên bục giảng để giảng về văn học và lịch sử cho học sinh trường phổ thông.
Khi đó, tôi có một diễm phúc, may mắn là được trực tiếp dự lễ tang Bác tại Quảng trường Ba Đình ngày 9/9/1969. Lúc đó, tôi được nghe bản điếu văn đầy cảm động do Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc bấy giờ đọc trước mấy chục vạn đồng bào dự lễ tang và Đảng ta cũng công bố di chúc của Bác trong lễ truy điệu trọng thể.
Không khí như vậy làm tôi hết sức xúc động và thầm tự nhủ sẽ đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong các nội dung giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ của mình. Đồng thời, tôi cũng nguyện sẽ dùng cả tâm sức của mình để nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác.
GS.TS Hoàng Chí Bảo đã có hơn 50 năm nghiên cứu, kể chuyện về Bác Hồ (Ảnh: Nguyễn Hải).
Đó cũng là một nhu cầu tinh thần, một thúc đẩy từ trái tim tôi với tấm lòng kính yêu và biết ơn Bác vô hạn - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người sáng lập ra Đảng và Nhà nước ta...
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác trong hơn nửa thế kỷ qua, tôi không chỉ viết sách, viết báo về các chủ đề tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, mà còn cố gắng đáp ứng nhu cầu thiết tha của các bạn nghe đài, xem báo, nghe các hội nghị về Bác Hồ, nhất là khi Đảng ta có chủ trương toàn Đảng toàn dân học tập và làm theo lời Bác.
Việc kết hợp nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tư tưởng của Bác trở thành nội dung chính yếu trong sự nghiệp khoa học của tôi.
Quá trình nghiên cứu và kể chuyện về Bác Hồ với người dân mọi miền Tổ quốc đã để lại những kỷ niệm khó quên nào trong giáo sư?
- Tôi đã từng đi kể chuyện về Bác Hồ trong các hội nghị, các buổi nói chuyện chuyên đề cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương đến địa phương; từ thanh niên, sinh viên, học sinh cho đến cán bộ, đảng viên, quân đội, công an.
Mỗi lần trình bày, tiếp xúc với đông đảo các thính giả, các bạn đọc, tôi đều rất xúc động, bởi tôi đọc được trong ánh mắt của họ niềm xúc động khi nghe kể chuyện về Bác. Tôi cũng đọc được những suy nghĩ trong họ về việc nguyện học tập, làm theo lời Bác.
Những điều đó làm tôi rất cảm động và tự thúc đẩy bản thân làm sao nói tốt nhất, có sức truyền cảm nhất để có thể đem đến cho người nghe đài, đọc báo... cảm nhận được những cảm xúc thật tốt đẹp về Bác Hồ.
Có rất nhiều kỷ niệm sâu sắc mà cả đời tôi không thể nào quên khi đi kể chuyện về Bác Hồ.
Tôi lấy ví dụ từng gặp như trên Hà Giang - miền địa đầu của Tổ quốc, người đồng bào các dân tộc đi làm nương, làm rẫy còn mang theo chiếc đài nhỏ để nghe lại những câu chuyện tôi kể về Bác Hồ.
GS.TS Hoàng Chí Bảo kể về những lần đi dọc đất nước kể chuyện về Bác Hồ (Ảnh: Nguyễn Hải).
Tôi đã đến các trường học để kể chuyện về Bác, các cháu học sinh nghe rất chăm chú. Sau những lần kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trường học, tôi nhận ra một điều là phương pháp truyền đạt rất quan trọng.
Các cháu học sinh tuy trẻ tuổi, ít kinh nghiệm và còn rất hồn nhiên nhưng đều có trong trái tim một tình cảm vô cùng trong sáng với Bác Hồ.
Tôi cũng không thể nào quên được kỷ niệm khi hết giờ buổi nói chuyện, các cháu học sinh ở Hà Giang, Bắc Giang, Phú Thọ... ùa lên để xin chữ ký. Nhiều cháu không được tôi ký vì quá đông, còn khóc nức nở.
Hay khi tôi tiếp xúc với các cư sĩ, phật tử, tăng ni, kể cả những người theo Đạo Thiên Chúa, linh mục tại các nhà thờ lớn, họ cũng bày tỏ một niềm xúc động chân tình khi nghe câu chuyện kể về Bác, nhất là đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân.
Tựu trung lại, những buổi kể chuyện về Bác Hồ nhiều người nghe đã khóc, rơi những giọt nước mắt vô cùng chân thành và trong sáng, điều đó dường như giúp chúng ta xích lại gần nhau để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn nữa với những lời dạy của Bác Hồ.
Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu về cuộc đời, con người Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo sư học hỏi, rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu nào?
- Nghiên cứu về Bác, truyền bá tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, tôi tự thấy mình rút ra được nhiều bài học bổ ích với bản thân rồi đến bạn bè xung quanh.
Bài học đầu tiên tôi tự đúc rút là việc tích lũy tư liệu, tích lũy kiến thức, tích lũy hiểu biết phải làm thường xuyên.
Nói như Bác Hồ ngày nào cũng phải học, ngày nào cũng phải viết, ngày nào cũng phải suy nghĩ và khi nó thường trực trong mình suy nghĩ như thế sẽ tự tạo ra một sức mạnh cả về tri thức và phương pháp để rèn luyện bản thân.
Kinh nghiệm thứ hai, thuộc về phương pháp tuyên truyền, bản thân tôi là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu và việc tuyên truyền về Bác Hồ như là một sự thôi thúc từ trái tim. Cho nên tôi thấy điều quan trọng nhất trong việc tuyên truyền là sự chân thành, nếu không chân thành mình không thể có sức thuyết phục mọi người.
GS.TS Hoàng Chí Bảo trong một lần trò chuyện với báo Dân trí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Ảnh: Mạnh Quân).
Tôi cho rằng sự chân thành rất quan trọng, và chân thành lại phải mang được phong cách của Bác Hồ là dung dị, sâu sắc, tự nhiên chứ không lên gân, không đại ngôn, không sáo rỗng.
Theo tôi, sự chân thành ấy vừa là tư tưởng, vừa là phương pháp, vừa là đạo đức.
Điều quan trọng là tôi học Bác sự khiêm tốn, giỏi bao nhiêu vẫn phải khiêm tốn còn kiêu ngạo, tự mãn một chút cũng đã là hư hỏng.
Và đặc biệt nữa, cuộc đời Bác Hồ là biểu tượng của sự hy sinh, dù khó khăn, gian khổ như thế nào Bác đều vượt qua hết, phải lấy bài học đạo đức đó của Bác làm bài học rèn luyện cho chính mình để vượt qua mọi khó khăn.
Cuộc sống có thể có rất nhiều điều mình không hài lòng và trong cuộc đời của mỗi người theo số phận cũng có những điều không may mắn, nhưng mọi người phải gạt bỏ hết những điều đó để luôn luôn giữ được một sự trong sáng.
Đã đứng trên bục giảng để nói về Bác Hồ tôi phải dặn lòng rất trong sáng mới có khả năng đem lại niềm tin, sự chia sẻ, đồng cảm cho những người nghe mình nói.
Mỗi một lần nói chuyện về Bác và nhận được cảm xúc từ người nghe, đó chính là hạnh phúc của tôi; hạnh phúc đó không thể đo đếm được như kiểu vật chất mà nó là giá trị tinh thần bền bỉ mà suốt đời tôi phải phấn đấu, rèn luyện như Bác Hồ đã từng làm.
Giáo sư Hoàng Chí Bảo đã dành hơn 50 năm nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Nguyễn Hải).
Trong quá trình nghiên cứu về con người Bác Hồ, giáo sư ấn tượng nhất về Bác Hồ điều gì?
- Tôi cứ nghĩ mãi tại sao một người vĩ đại như Bác mà lúc ra đi trên ngực áo không có một tấm huân chương nào. Đó là Bác Hồ khiêm tốn vô cùng.
Quốc hội trao tặng bác Huân chương Sao Vàng là huân chương cao quý nhất nhưng Bác khiêm tốn từ chối. Bác nói một câu là Bác chưa xứng đáng để nhận Huân chương Sao Vàng.
Bác giới thiệu Quốc hội chỉ nên tặng bác Tôn Đức Thắng. Tặng bác Tôn Đức Thắng là tặng cả miền Nam. (Bác Tôn Đức Thắng là người bạn chiến đấu suốt đời của Bác. Sau khi Bác Hồ mất, bác Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước).
Bác nói là còn với Bác, Bác chưa làm tròn nhiệm vụ với miền Nam, miền Nam chưa giải phóng, đồng bào còn đau thương, bất hạnh như vậy, Bác cảm thấy mình chưa làm tròn nhiệm vụ.
Lời nói từ trái tim Bác nó chạm tới trái tim tôi. Bác coi dân tộc là gia đình của Bác, là hạnh phúc của Bác và đấy là một trong những ấn tượng sâu sắc mà tôi tiếp nhận từ Bác Hồ.
Hai nữa khi nghiên cứu các tác phẩm của Bác, nghiên cứu các luận điểm của Bác trong suốt cả hành trình lịch sử, tôi nhận thấy Bác là con người có tầm nhìn xa trông rộng, tầm nhìn thời đại...
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, GS.TS Hoàng Chí Bảo mong muốn thế hệ trẻ cố gắng mỗi ngày làm một việc tốt, suốt đời học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác và đừng bao giờ quên lời Bác tặng cho thanh niên bây giờ thành danh ngôn:
Trân trọng cảm ơn GS.TS Hoàng Chí Bảo và chúc giáo sư luôn mạnh khỏe.
Sau khi nghỉ hưu từ năm 2016 đến nay, GS.TS Hoàng Chí Bảo vẫn nghiên cứu và lên lớp giảng dạy các chuyên đề về đào tạo cán bộ nguồn của Trung ương, các lớp học nghiên cứu sinh, cùng với việc truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh khắp cả nước.
Giáo sư Bảo được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Ba và nhiều giải thưởng về sách hay Việt Nam, giải thưởng Báo chí quốc gia…
Đời người lên lên xuống xuống, có đỉnh rồi cũng có đáy. Suy cho cùng, cuộc đời mỗi con người luôn có những sự cố xảy ra ngoài ý muốn….
Đi làm rồi mới hiểu: Bố mẹ kiếm tiền không hề dễ dàng
Đi làm rồi mới hiểu, mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.
Càng lớn, cũng là lúc ta phải bước ra khỏi vòng tay của cha mẹ, tiếp xúc và va chạm với nhiều ta mới thấu được nỗi vất vả cơ cực của bố mẹ đã nuôi ta trưởng thành.
Ngày đó cứ nghĩ sắp được tự do, bay nhảy, làm điều mình thích mà vui mừng bao nhiêu, thì bây giờ ta cũng có bấy nhiêu tiếc nuối, xót xa mỗi khi nghĩ về cha mẹ.
Trưởng thành và kiếm tiền, chẳng ai cằn nhằn nhắc nhở, cũng chẳng ai đánh roi nào, nhưng sao ta lại cảm thấy đau đến thế.
Bị đồng nghiệp chơi xấu, bị sếp đuổi việc, áp lực công việc đến phát điên, mệt mỏi đến sắp khóc, cũng chẳng nói với ai, cũng chẳng dám làm ầm lên như ngày bé.
Đi làm rồi mới hiểu, cha mẹ khổ cực thế nào để nuôi mình từng ấy năm. Là khi nhận ra cuộc đời lắm bon chen thị phi, và có cha mẹ, mới là điều tuyệt vời nhất.
Đi làm rồi mới hiểu: Chúng ta không đặc biệt
Đi làm rồi mới hiểu bản thân chúng ta không có gì đặc biệt, chúng ta không phải cái rốn của vũ trụ, hay là nhân vật chính của một bộ phim, ngưng bắt mọi người luôn quan tâm và chú ý đến mình.
Nếu bạn nghĩ mình giỏi giang và có năng lực, thì trên thực tế, ngoài kia cũng có nhiều người giỏi như bạn vậy. Thậm chí còn hơn nữa.
Nếu bạn nghĩ mình đang lạc lối, thì trên thực tế, ngoài kia cũng có hàng ngàn người giống như bạn. Thậm chí còn hơn nữa.
Những điều bạn làm được chưa đáng gì so với những việc người khác làm, nên hãy ngưng ảo tưởng và đừng coi rằng mình là một phần quan trọng và không thể thiếu trong công ty. Tin tôi đi không có bạn công ty vẫn tuyển được những người khác thay vị trí của bạn và có khi người mới còn làm tốt hơn bạn.
Đi làm rồi mới hiểu: Người ta đánh giá con người dựa trên thu nhập
Đi làm rồi mới hiểu ngoài việc đánh giá con người qua đạo đức và phẩm chất, hay qua giao diện bên ngoài, thì người ta còn đánh giá con người dựa trên thu nhập.
Thường người ta ít khi hỏi nhau về những vất vả trong công việc của bạn ra sao, người ta chỉ quan tâm đến lương của bạn một tháng được bao nhiêu tiền.
Đi làm rồi mới hiểu: “Miệng” người ta cũng có nhiều phiên bản
Thực tế khi đi làm có rất nhiều kiểu người, và mình không biết được từ miệng của họ mình có bao nhiêu PHIÊN BẢN.
Người ngay thẳng thì họ góp ý, giúp đỡ, thậm chí bỏ thời gian để hướng dẫn mình; người hay để ý, “nhiều chuyện” chỉ quan sát đằng sau, gom từng tí tí một để góp nhặt thành một câu chuyện “li kì” để kể với người khác.
Cho nên đừng nói xấu bất kỳ một ai khi bạn không biết rõ về việc đó kể cả bạn biết về điều đó cũng không nên nói xấu người khác. Nói xấu người khác không giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn và nó cũng không giúp bạn giàu có hơn đâu!
Đi làm rồi mới hiểu: Cũng có người dễ ưa và khó ưa
Ở đâu cũng có người dễ ưa và người khó ưa. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải thay đổi để chấp nhận môi trường.
Chúng ta có thể đảm bảo rằng đã tìm được một công việc tốt, đúng với sở thích của mình, thu nhập khá nhưng chúng ta không thể đảm bảo môi trường đó mình phù hợp.
Bỏ ngay ý nghĩ sẽ có một công ty môi trường “tốt”, sếp “tốt”, đồng nghiệp “tốt”, cả công ty “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Đi làm rồi mới hiểu: Con người cũng có nhiều mặt, chứ không phải hai mặt
Đồng nghiệp, có thể nói 1 là 1 trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng lại 1 thành 3.
Sếp, có thể với những nhân viên nổi bật sẽ xử sự dịu dàng, còn với những nhân viên tầm trung thì cuộc đối thoại chỉ cụt lủn vài dòng, mà chủ yếu là những yêu cầu và mệnh lệnh.
Cứ cho là “dòng đời xô đẩy” đi, vì nghĩ như thế, ít ra, mình còn cảm thấy yên lòng để tập trung vào mục tiêu của chính mình
Nên tập quen với điều này, nếu không thể làm quen thì hãy thay đổi chính mình để có thể nhận được sự đối xử tốt hơn!
Hãy tập trung vào những công việc bạn đang làm và hãy làm nó tốt nhất có thể. Hãy để người khác nhìn bạn bằng ánh mắt ngưỡng mộ thay vì thù ghét. Hãy yêu thương và quan tâm chính bản thân mình nhiều hơn, có như vậy bạn mới có thể yêu thương và quan tâm người khác được!
Đi làm rồi mới hiểu: Tất cả cũng vì “miếng cơm, manh áo”
Đi làm rồi mới hiểu có những lúc người mệt mỏi, ốm đau hay tâm trạng cảm xúc như rối loạn nhưng vẫn phải đi làm.
Chỉ vì mấy chữ “Miếng cơm, manh áo”.
Đi làm rồi mới hiểu: Sẽ khó có bạn mới
Khi cuộc sống văn phòng thực sự chiếm trọn thời gian của bạn, thì không phải ai cũng có thể đồng hành cùng bạn suốt được.
Đặc biệt với những người hướng nội, việc kết bạn mới không dễ dàng như trước nữa. Môi trường đi làm và xã giao khiến bạn chỉ làm quen, và giữ kẽ, chứ ít khi mở lòng ra được như trước.
Vì vậy hãy tranh thủ liên lạc và giữ mối quan hệ với những người mà bạn thấy quan trọng. Hãy chủ động gặp gỡ và làm quen với nhiều người mới vì bất kì ai cũng có thể sẽ làm cuộc sống của bạn phong phú hơn, có thể giúp bạn mở ra rất nhiều cơ hội khác sau này.
Đúng thật là, đi làm rồi mới hiểu …… có những chuyện, không đơn giản như khi còn ngồi trên giảng đường.
Cuối tuần không phải bật máy tính để đọc email là một loại hạnh phúc.
Đi làm sớm không vui bằng việc đi làm vừa đúng giờ chấm công.
Deadline không sợ, deadline trong ngày mới đáng sợ.
Trước khi đi làm, thỉnh thoảng than vãn không ai nhắn tin cho mình. Đi làm rồi chỉ mong 7749 chiếc group kia không ai tag tên mình.
Lặng lẽ tắt chế độ Online để có thể thoải mái lướt web mà không sợ sếp nhắn: “Ủa em, rảnh không? Check giúp anh task gấp này nhé!”
Đi làm hay tan ca đúng giờ chỉ là khái niệm có trong lý thuyết.
Ở nhà ba mẹ nói một chút là mặt nặng mày nhẹ, khóc bù lu bù loa. Đi làm sếp chửi, khách mắng, đồng nghiệp rầy, cũng chỉ cười rồi cho qua, chẳng dám thái độ gì.
Tìm được đồng nghiệp hợp cạ chính là động lực đi làm.
Mới đi làm còn chăm chút quần áo, tóc tai. Khi “quá thâm niên”, tất cả đều không quan trọng, quan trọng là có xong việc hay không.