Dù mua sẵn hai đôi giày bata trắng nhưng tôi không giặt kịp để con mang xoay vòng đến trường.
Dù mua sẵn hai đôi giày bata trắng nhưng tôi không giặt kịp để con mang xoay vòng đến trường.
Ở mỗi giai đoạn, độ tuổi phát triển của trẻ sẽ có tư duy về hội hoạ khác nhau. Bụi đã thiết kế giáo trình phù hợp với từng độ tuổi của trẻ bao gồm: Bụi nhỏ nền tảng (5-6-7 tuổi) và Bụi nhỏ khám phá (8-9-10 tuổi). Với giáo trình từng buổi học rõ ràng, các con sẽ được tiếp xúc, trải nghiệm nhiều chất liệu khác nhau tạo sự thích thú cho trẻ. Đến với Bụi, đội ngũ sẽ hỗ trợ nhiệt tình để phụ huynh chọn lớp học phù hợp nhất với trẻ
Con có nhiều lịch học, không có quá nhiều thời gian rảnh, bố mẹ không tiện đưa đón không thể đến lớp được? Đừng lo, Bụi cũng có những khoá học online qua video, livestream,… Các con có thể xem lại, học mọi lúc mọi nơi và luyện tập theo
Phụ huynh truy cập website: https://mythuatbui.edu.vn/ để tìm hiểu về Bụi nhiều hơn nhé!
Bên cạnh đó, Bụi tổ chức trại hè sôi động cho các bạn nhỏ vào mỗi dịp hè, các con được tham gia khoá học kết hợp vui chơi và nghỉ ngơi tại Bụi. Không còn là vẽ tranh trên giấy mà còn được thỏa sức sáng tạo, làm đồ thủ công, hóa trang nhân vật,… Mọi hình ảnh và khoảnh khắc đáng yêu nhất sẽ được đội ngũ giáo viên tại Bụi cập nhật tới cha mẹ thường xuyên.
(Sản phẩm thủ công tại trại hè Bụi)
Dường như các bạn nhỏ luôn sợ điều đó, nhưng ở Bụi nó lạ lắm. Các bạn nhỏ kêu vậy nhưng bức tranh lại cực kỳ xuất sắc. Nét vẽ ngây ngô, ngộ nghĩnh cùng chủ đề mà con thích tạo nên bức tranh mang phong cách của riêng mỗi người. Dù có mếu máo lúc đến thì tất cả đều cười tít mắt lúc ra về, gặp bố mẹ và khoe thành quả sau một buổi học. Nơi đây không chỉ là nơi học về hội hoạ mà còn là nơi con có thể vui chơi, gặp gỡ kết bạn mới. Bụi hứa hẹn là một môi trường tuyệt vời để trẻ có thể phát triển toàn diện, hoà đồng và vui vẻ nhất
Truy cập website https://mythuatbui.edu.vn/ hoặc liên hệ với Bụi qua những kênh sau đây để được Bụi tư vấn về các khóa học vẽ cho bé nhé!
Website: https://buinho.edu.vn/
EU dự kiến sẽ nổ phát súng khởi đầu cho quá trình gia nhập khối của Ukraine và Moldova, với một báo cáo đưa ra các khuyến nghị cụ thể về quá trình đàm phán gia nhập chính thức.
Phó thủ tướng Moldova, Nicolae Popescu, cho biết động thái này là một cột mốc quan trọng đối với đất nước. “Đây sẽ là một thành tựu quang trọng và một cơ hội lịch sử để đảm bảo rằng Moldova củng cố vị trí của mình trong EU”, ông khẳng định.
Cuối ngày 7/11 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev đang "chuẩn bị các bước tiếp theo" để gia nhập khối, bao gồm cả việc củng cố các thể chế, và thừa nhận rằng điều này sẽ đòi hỏi Kiev phải nỗ lực để "thích ứng với các tiêu chuẩn của EU".
“Ukraine sẽ trở thành thành viên EU,” ông Zelensky khẳng định trong bài phát biểu trên truyền hình hàng đêm.
Một báo cáo dài 1.200 trang sẽ được xuất bản sau giữa trưa ngày 8/11 (giờ địa phương) và các khuyến nghị của báo cáo sẽ được đưa ra hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 để thông qua lần cuối.
Báo cáo này sẽ là đánh giá chính thức đầu tiên về những bước tiến của Ukraine và Moldova trong việc liên kết với EU về quản trị tư pháp, ứng phó với tham nhũng, nền kinh tế, tính độc lập của truyền thông và quyền dành cho các cộng đồng thiểu số.
Bên cạnh đó cũng sẽ có thông tin cập nhật về việc 7 quốc gia khác đang chờ gia nhập EU, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù hành trình gia nhập của các nước này đã gặp phải trở ngại vài năm trước.
Đã có nguồn tin rằng Ủy ban Châu Âu sẽ khuyến nghị Georgia được trao tư cách ứng cử viên chính thức lần đầu tiên.
Tuy nhiên, mọi sự chú ý được cho là sẽ đổ dồn vào Ukraine và Moldova, những quốc gia được cấp tư cách ứng cử viên kể từ tháng 6/2022.
Một báo cáo tạm thời trong đó đánh giá cao việc cả hai nước đã đạt được tiến bộ trong đánh giá của Ủy ban châu Âu, kết luận rằng Ukraine đã hoàn thành 2/7 cải cách với tiến bộ tốt.
Moldova được cho biết cần phải thực hiện cải cách trong 9 lĩnh vực bao gồm chống tham nhũng và quản lý tư pháp. Nước này đã hoàn thành ba trong số này vào tháng 6, với tiến độ tốt ở 3 lĩnh vực và một số tiến bộ trong những lĩnh vực còn lại.
Moldova, một quốc gia có khoảng 2,5 triệu dân nằm giữa Romania và Ukraine, thường không thu hút nhiều sự chú ý của quốc tế, nhưng vị trí dễ bị tổn thương trước sự can thiệp của Nga đã khiến nước này nằm trong tầm ngắm mở rộng của EU.
Tương tự Ukraine, Moldova tin rằng, việc đảm bảo an ninh trong tương lai của họ sẽ thuộc về EU, trong khi tổng thống nước này - bà Maia Sandu, cáo buộc rằng nhóm Wagner đã lên kế hoạch đảo chính tại đây.
Theo một tài liệu thảo luận về tiến trình cải cách, Moldova đã tăng tốc liên kết từ tháng 6 đến tháng 9, thành lập 35 tổ công tác để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán gia nhập.
Moldova cũng có chương trình đào tạo khoảng 300 công chức chuyên biệt về các vấn đề và thể chế của EU, đồng thời triển khai một chương trình sàng lọc nhằm xác định chương trình lập pháp của EU cho các cuộc đàm phán gia nhập.
Tuần trước, Phó thủ tướng Ukraine cho biết nước ông cũng mong đợi một kết quả tích cực từ báo cáo của ủy ban và nhấn mạnh rằng họ không muốn bất kỳ vướng mắc nào xảy ra có thể liên quan tới tình hình chiến sự.
“Em ơi Hà Nội phố” là tập trường ca của nhà thơ Phan Vũ, sáng tác năm 1972, khi Hà Nội đang ở trong giai đoạn căng thẳng nhất của chiến tranh, bị máy bay Mỹ leo thang đánh phá. Bài thơ gồm 443 câu, chia làm 21 đoạn. Nhà thơ viết về những ngày máy bay B52 Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, nhà ông ở phố Hàng Bún, gần nhà máy điện Yên Phụ.
Những sự kiện trong tháng 12 năm đó đã để lại một rãnh sâu đậm trong ký ức của nhà thơ. Bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” cứ thế hiện dần, với quá khứ được đẩy lùi về trước đó, êm đềm, buồn dìu dịu, mà thấm đẫm những kỷ niệm ngọt ngào, mềm mại. Đây cũng là bài thơ duy nhất về Hà Nội của nhà thơ Phan Vũ, mặc dù ông sáng tác rất nhiều. Bài hát của nhạc sĩ Phú Quang trích 21 câu, nhưng toát lên toàn bộ cảm xúc, tình cảm, nỗi nhớ, sự hoài niệm về Hà Nội những tháng năm xưa.
Bài thơ từng được nhà thơ Phan Vũ đọc ở nhiều nơi, và cũng nhiều người xin chép lại, được truyền miệng qua nhiều người, và mỗi lần như vậy, lại thay đổi một chút. Thập niên 80, một lần, ba người con của Hà Nội là nhạc sĩ Phú Quang, nhà thơ Phan Vũ và nhạc sĩ Trần Tiến gặp nhau tại một sân khấu tại quận 3, TP Hồ Chí Minh. Nhà thơ Phan Vũ cao hứng đọc “Em ơi Hà Nội phố” cho nhạc sĩ Phú Quang nghe.
Từ những giây phút đầu tiên nghe nhà thơ đọc, nhạc sĩ Phú Quang đã tìm thấy những cảm xúc chung, từ trái tim của một người con Hà Nội xa quê. Và ông đã nói với nhà thơ Phan Vũ là sẽ phổ nhạc cho bài thơ này, theo cách của mình. 21 câu thơ tiêu biểu nhất, đậm nét Hà Nội, có thể vẽ ra cho bất cứ ai hình dung về Hà Nội, đã được nhạc sĩ lựa chọn. Và thế là “Em ơi Hà Nội phố” ra đời.
Những cảm xúc chung của hai nghệ sĩ, hai người con xa Hà Nội đã gặp nhau ở cùng một ca khúc. Một Hà Nội của quá khứ đã lùi xa ngay cả với thời điểm bài thơ ra đời. Một Hà Nội êm đềm và mang những vẻ đẹp tiêu biểu nhất, đến mức ai chưa từng đến Hà Nội cũng có thể hình dung ra nơi này qua từng lời bài hát. Từ “mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, con đường vắng”… cho đến “cây bàng mồ côi mùa đông, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, tiếng chuông ngân, một chiều phai tóc em bay”. Một Hà Nội trong những cảm xúc về những bóng hồng trong hoài niệm. Những ai yêu Hà Nội, những ai đã đến Hà Nội, những ai chưa đặt chân đến bao giờ, đều biết đến bài hát, thậm chí thuộc lòng, và đều “thấy” được Hà Nội qua lời ca.
Bài hát ra đời năm 1986. Năm 1987, ca sĩ Lệ Thu là người đầu tiên được nhạc sĩ Phú Quang chọn thể hiện ca khúc và phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ca khúc ngay lập tức đã được đông đảo thính giả yêu mến, và ca sĩ Lệ Thu cũng trở thành giọng ca được yêu thích lúc bấy giờ. Điều đặc biệt, ca khúc đã khiến cho tên tuổi nhạc sĩ Phú Quang được biết đến như một trong những nhạc sĩ viết về Hà Nội hay nhất.
“Em ơi Hà Nội phố” cũng được rất nhiều ca sĩ nhiều thế hệ, từ trong nam đến ngoài bắc thể hiện, từ những giọng ca đình đám như NSND Lê Dung, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Ngọc Tân, Cẩm Vân, Bằng Kiều, NSƯT Tấn Minh… cho đến những ca sĩ trẻ như Đức Tuấn, Phạm Thu Hà, Phạm Anh Khoa… Một số giọng ca Việt kiều cũng từng thể hiện “Em ơi, Hà Nội phố” như Khánh Ly, Tuấn Ngọc…
Nhạc sĩ Phú Quang còn có nhiều ca khúc khác nữa viết về Hà Nội, như “Im lặng đêm Hà Nội”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Hà Nội ngày trở về”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”… Có những ca khúc không hề nhắc đến Hà Nội, nhưng khi cất lên, ai cũng hiểu rằng nhạc sĩ đang nói về thành phố thương nhớ của mình, như “Về lại phố xưa”, “Nỗi nhớ mùa đông”... Ca khúc nào cũng nổi tiếng, cũng được nhiều người nghe yêu mến, nhưng những cảm xúc đặc biệt về Hà Nội như trong “Em ơi Hà Nội phố” của hai nghệ sĩ Phan Vũ và Phú Quang thì chỉ có một.
Hai tâm hồn có chung một nhịp rung của “Em ơi Hà Nội phố" ấy, nay đều đã trở thành “một màu xanh thời gian” mãi mãi. Nhà thơ Phan Vũ ra đi ngay trước thềm mùa thu (tháng 7/2019), còn nhạc sĩ Phú Quang ở lại mãi với mùa đông, mùa mà Hà Nội đem lại nhiều cảm xúc nhất cho ông. Ông chia tay bạn yêu nhạc vào những ngày Hà Nội đón những cơn gió lạnh và “cái rét đầu đông”, ngày 8/12/2021, trong vòng tay của thành phố mà ông mãi yêu thương.
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72