Mẫu Quyết Toán Thuế Tncn Năm 2023

Mẫu Quyết Toán Thuế Tncn Năm 2023

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Quyết toán thuế TNCN cho cá nhân là người nước ngoài nghỉ việc

Cá nhân là người nước ngoài nghỉ việc tức là người không làm việc tại tổ chức này nhưng vẫn làm việc tại tổ chức khác ở Việt Nam. Lúc này, tổ chức chi trả thu nhập (tiền lương, tiền công) được ủy quyền thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài nghỉ việc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp này vẫn phải cân nhắc, đánh giá xem người nước ngoài đó có đang cư trú tại Việt Nam hay không.

Đối với người lao động nước ngoài có thu nhập vãng lai từ nhiều nguồn khác nhau thì phải tự thực hiện quyết toán thuế TNCN theo quy định, chứ không được ủy quyền.

Quyết toán thuế TNCN cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được quy định là người mang quốc tịch của một nước khác, không có quốc tịch Việt Nam mà cư trú, làm ăn và sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Nếu người nước ngoài muốn được phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì phải xin cấp thẻ thường trú.

Đối với việc quyết toán thuế TNCN, cá nhân là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định tại thời điểm phát sinh thu nhập chịu thuế giống như công dân Việt Nam. Trường hợp người lao động nước ngoài nhận được thu nhập bằng đồng ngoại tệ thì theo quy định phải quy đổi sang đồng tiền Việt theo tỷ giá bình quân.

Điều kiện để một cá nhân được xem là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:

– Thứ nhất: Cá nhân là người nước ngoài phải có mặt tại Việt Nam tối thiểu từ 183 ngày trở lên trong 12 tháng liên tục hoặc 1 năm kể từ ngày đầu tiên. Ngày cá nhân đến Việt Nam và rời khỏi được tính là 1 ngày.

– Thứ hai: Tại Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài phải có nơi ở thường xuyên. Trong đó, họ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký thường trú. Nghĩa là có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú được cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; hoặc thuê nhà để ở với thời hạn hợp đồng cho thuê từ tối thiểu 90 ngày trở lên trong năm tính thuế theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Hướng dẫn cách tính thuế cho người nước ngoài cư trú:

– Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người đó được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như sau: (ĐVT: triệu đồng)

– Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì tính thuế theo biểu Toàn phần x Thuế suất 10%.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người làm 2 nơi

Việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được quy định tại khoản 1, điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

Quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế

Cá nhân sẽ không ủy quyền quyết toán thuế mà cần thực hiện quyết toán thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế nếu:

Ví dụ: Năm 2015, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty M. Tháng 3/2015 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty N là 20 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%, tháng 10/2015 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2015 Ông B có một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông B thuộc diện quyết toán thuế thì Ông B không ủy quyền quyết toán tại Công ty M, mà trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Trên đây là hướng dẫn quyết toán thuế TNCN cho người làm 2 công ty trong 1 năm. Nắm được những quy định liên quan đến vấn đề này, kế toán cũng như người lao động có thể thực hiện quyết toán thuế TNCN theo đúng thủ tục, quy trình. Để được tư vấn thêm về phần mềm Hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Quyết toán thuế TNCN cho cá nhân là người nước ngoài về nước

Quy định về quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước được áp dụng trong trường hợp trước đó cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam, có thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam và có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên đồng thời đã đăng ký tạm trú thì cần phải quyết toán thuế TNCN.

Trước khi xuất cảnh về nước, cá nhân có trách nhiệm thực hiện khai báo thuế với cơ quan. Tổ chức nơi chi trả thu nhập là nơi cá nhân sẽ ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Trong trường hợp này, thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày người nước ngoài xuất cảnh.

Quyết toán thuế TNCN cho người làm 2 công ty trong 1 năm như thế nào?

Đối với việc quyết toán thuế TNCN cho người làm 2 công ty trong 1 năm, có thể căn cứ theo quy định tại Công văn 801/TCT- TNCN của Tổng cục thuế. Theo quy định tại mục II của Công văn này, cá nhân có thể thực hiện quyết toán thuế TNCN thông qua tổ chức trả thu nhập hoặc tự quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế.

Xác định các trường hợp quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Trên thực tế, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được phân ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì thế, tương ứng với từng trường hợp cụ thể sẽ cách quyết toán thuế TNCN khác nhau.

Quyết toán thuế TNCN cho cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam

Lao động là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam tức là không đáp ứng đủ các điều kiện cư trú tại Việt Nam ở trên thì phải thực hiện quyết toán thuế TNCN theo quy định như sau:

– Người lao động làm việc tại Việt Nam là sự có mặt của cá nhân đó tại lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục được tính kể từ ngày đầu tiên người đó có mặt tại Việt Nam (căn cứ vào ngày nhập cảnh được đóng dấu trên Hộ chiếu).

– Người lao động nước ngoài không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, không đăng ký chỗ ở thường trú theo quy định của pháp luật hoặc không có hợp đồng thuê nhà dài hạn tại Việt Nam.

Ví dụ: Ông Wichapas là người Thái Lan đến Việt Nam làm đầu bếp từ ngày 18/3/2018. Trong năm 2018 tính đến ngày 31/12/2018, ông hiện diện tại Việt Nam tổng cộng 163 ngày. Vì thời gian ông ở Việt Nam dưới 183 ngày nên trong trường hợp này ông được xác định là cá nhân không cư trú.

– Trường hợp cá nhân là người nước ngoài không cư trú ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cá nhân đó có thu nhập tại tổ chức với hợp đồng từ 3 tháng thì vào thời điểm quyết toán thuế TNCN sẽ có thể ủy quyền thực hiện quyết toán thuế. Đơn vị nhận ủy quyền quyết toán sẽ chỉ thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập mà cá nhân được tổ chức chi trả.

– Trường hợp cá nhân là người nước ngoài không cư trú trực tiếp quyết toán thuế: Cá nhân đó có thu nhập từ tiền lương, kinh doanh hoặc từ nhiều người chịu thuế mà có số thuế phải nộp thừa hoặc nộp thêm hoặc bù trừ vào những kỳ khai tiếp theo thì tự quyết toán thuế TNCN.

Hướng dẫn cách tính thuế cho người nước ngoài không cư trú:

Cho dù Hợp đồng lao động của người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam có thời hạn ký kết dưới 3 tháng hay từ 3 tháng trở lên thì đều tính thuế theo biểu Toàn phần x Thuế suất 20%:

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt tổ chức hoặc nơi chi trả thu nhập này. Phần thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải thực hiện quyết toán.

Ngoài ra, đối với trường hợp đặc biệt là người nước ngoài hiện diện tại lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày tính trong năm dương lịch đầu tiên nhưng lại từ 183 ngày tính trong 12 tháng liên tục thì thực hiện quyết toán thuế TNCN theo các quy định riêng.