Học Đại Học Ngành Công Nghệ Thông Tin

Học Đại Học Ngành Công Nghệ Thông Tin

Công nghệ thông tin (Information Technology, viết tắt là IT) là một thuật ngữ bao gồm hệ thống máy tính, mạng lưới internet, phần mềm sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau. Nói theo cách dễ hiểu hơn thì Công nghệ thông tin chính là việc sử dụng máy tính và công nghệ hiện đại để tạo ra, khai thác, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin.

Công nghệ thông tin (Information Technology, viết tắt là IT) là một thuật ngữ bao gồm hệ thống máy tính, mạng lưới internet, phần mềm sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau. Nói theo cách dễ hiểu hơn thì Công nghệ thông tin chính là việc sử dụng máy tính và công nghệ hiện đại để tạo ra, khai thác, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp UIT

Đây là vấn đề mà các bạn muốn tìm hiểu nhất đúng không? Đến cuối cùng thì mục đích chúng ta đi học cũng là để sau này có một công việc và mức lương tốt. Nói chung là nếu tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin thì các bạn có thể bị choáng ngợp vì độ phong phú của nó đấy. Ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một ngành có cơ hội việc làm rất lớn và nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc đúng ngành với mức lương cực kỳ hấp dẫn.

Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc phổ biến sau:

– Làm chuyên viên, kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, địa lý, viễn thám. Các công ty điển hình: FPT, Esri, TMA, ArcGIS và các công ty phần mềm chuyên dụng khác.

– Làm chuyên viên, kỹ sư quản lý, giám sát, vận hành các dự án công nghệ thông tin; hoặc kỹ sư phân tích và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty, doanh nghiệp (bưu điện, ngân hàng, siêu thị…)

– Làm chuyên viên, kỹ sư khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng tại các công ty, doanh nghiệp về vấn đề phân tích định lượng (IBM, Samsung, Thế giới di động, CoopMart…).

– Làm chuyên viên, kỹ sư xây dựng và phát triển các ứng dụng về lĩnh vực công nghệ Web và truyền thông xã hội tại các đơn vị chuyên phát triển phần mềm như Google, CMC, Microsoft hoặc các công ty phần mềm khác.

– Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học và cao đẳng.

Tóm lại, lựa chọn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, đặc biệt trong thời kỳ đang phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay là một sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan cho các bạn yêu thích công nghệ. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết “Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Lương “nghìn đô” là chuyện nhỏ” ở trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn ngành học tương lai cho bản thân mình.

Sức hút của ngành học “triệu đô” - Công nghệ thông tin - trong thời đại ngày nay là điều không còn phải bàn cãi. Thế nhưng, để được “săn đón” bởi các nhà tuyển dụng ngay từ những kỳ học đầu tiên, thì liệu “đại học” có phải là con đường duy nhất để các sĩ tử “học đại”?

Bạn Vũ Anh Ngọc - cựu học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Thế - Bắc Giang chia sẻ: “Em rất yêu thích CNTT và dù đã có kết quả đỗ vào vài trường đại học, em vẫn lo lắng về cơ hội việc làm do gặp khá nhiều trường hợp học đại học ra vẫn không xin được việc. Em nên chọn bừa 1 trường đại học hay tham khảo những hướng đi khác để sớm được làm công việc mà em yêu thích?”

Có nên vì 2 chữ “đại học” mà “nhắm mắt học đại”?

Theo khảo sát, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn có tư tưởng là phải đỗ vào một trường đại học thì mới chắc chắn có công việc tốt sau khi ra trường. Vì thế, tình trạng “học đại” (học bừa) đại học đã xảy ra với nhiều hậu quả đáng báo động.

Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev

Trên thực tế, ngày càng có nhiều cử nhân tốt nghiệp ngành CNTT và nhiều trường đại học mở rộng thêm chuyên ngành này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực trong ngành vẫn liên tục tăng cao do trình độ của Lập trình viên “không khớp” với yêu cầu doanh nghiệp. Theo TopDev, trong số hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.

Khi cố chấp chạy theo cái mác “đại học” để “học đại” cho bằng bạn bằng bè, cho đúng với mong muốn của phụ huynh và tư tưởng truyền thống, sinh viên sẽ dễ “mắc kẹt” vào các tình huống: Học ngành hoặc trường mà mình không thích, không hợp, dẫn đến chán nản, mất động lực học tập; Học ngành lỗi thời, khó xin việc, bỏ lỡ nhiều công việc đang là xu hướng; Học trường có chương trình đào tạo chất lượng thấp sẽ làm lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian và chất xám.

Hậu quả lớn nhất phải kể đến là sinh viên sẽ không có việc làm đúng chuyên ngành. Có người phải đổi sang nghề lao động chân tay vất vả. Có người nhảy sang lĩnh vực khác với sự “chậm chân” hơn bạn bè đồng trang lứa. Có những người bị khủng hoảng tâm lý do ôm giấc mộng “có bằng học đại là có việc ngon”.

Buổi thực hành trau dồi kinh nghiệm thực chiến cho sinh viên

Anh Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công ty TNHH Orenda chia sẻ rằng, khi đọc CV ứng tuyển, bộ phận nhân sự của công ty anh thường không phân biệt sinh viên đến từ trường nào, mà chỉ đánh giá những kỹ năng, kinh nghiệm về các công nghệ/ngôn ngữ của sinh viên đó có phù hợp hay không.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo bồi dưỡng - Đại học Quốc Gia khẳng định: “Dù bạn có bộ hồ sơ đẹp, bằng giỏi, tốt nghiệp điểm cao mà không có năng lực thì doanh nghiệp sẽ không nhận bạn đâu.”

Như vậy, đại học đã không còn là “tấm vé thông hành” đưa sinh viên đến với doanh nghiệp một cách dễ dàng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Học bừa đại học có thể sẽ là “nước đi sai lầm” nếu nơi đó không trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.

Nếu không vào đại học thì các sĩ tử đam mê CNTT nên chọn hướng đi nào?

Bạn Vũ Anh Ngọc đang làm thủ tục tại Aptech 285 Đội Cấn

Anh Ngọc chia sẻ: “Sau khi được anh họ từng học tại Aptech giới thiệu, em đã đăng ký theo học tại đây vì muốn có việc làm sớm giống như anh. Em nghĩ chương trình đào tạo của trường sẽ sát sao với người học vì lấy chỉ tiêu chỉ khoảng 1000 sinh viên, chia đều vào các tuần. Đặc biệt, em còn được ký cam kết việc làm với nhà trường để đảm bảo có việc làm luôn sau khi tốt nghiệp.”

Đôi bạn thân Nguyễn Long Nhật và Phạm Tuấn Vinh - cựu học sinh THPT Đông Mỹ - Hà Nội cùng dự đoán điểm sẽ đỗ vào vài trường đại học nhưng khó để vào ngành CNTT. Vì vậy, 2 bạn quyết định không chọn bừa đại học mà theo học CNTT tại Aptech 54 Lê Thanh Nghị. Bố mẹ các bạn cho rằng, học để có nghề nghiệp ổn định là điều quan trọng hơn cả và rất ủng hộ quyết định của con mình.

Bạn Lâm Nguyễn Thanh Hải (SN 2001) - Lập trình viên tại Ví momo chia sẻ: “Ngày trước, em đỗ vào ngành Điện tử viễn thông của một trường đại học. Nhưng vì không thích ngành đó và muốn được học theo mô hình thực chiến để làm được việc ngay, nên em đã chọn học tại Aptech D5 Bình Thạnh (Aptech Nguyễn Đình Chiểu).” Hải là một trong số những gương mặt trẻ tiêu biểu của trường khi đạt được mức thu nhập rất tốt với công việc IT Freelance ngay từ kỳ 3.

Câu chuyện “Bill Gate Việt Nam” về Anh Giang Thiên Phú - Nhà sáng lập, kiêm CEO Công ty Calio - Cựu sinh viên Aptech một thời đã làm dậy sóng cộng đồng khởi nghiệp với nhiều thành công vang dội. Anh cho biết “Tôi cũng từng nghĩ nếu đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (NV1), có lẽ tôi sẽ học và tốt nghiệp. Nhưng tôi không đỗ và tôi không nhất thiết phải cố gắng để có một tấm bằng ĐH ở nơi khác khi mình không thấy thích, chưa muốn học”. Trong lúc nhiều thí sinh nghĩ rằng nhất định phải vào ĐH thì Anh dành thời gian để nghĩ “nghề nào mình nên làm cho đáng”.

Tổng kết lại, ngành CNTT - đừng “học đại” đại học khi chưa có định hướng rõ ràng. Để có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong ngành, các sĩ tử hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn khác, miễn nơi đó phải đảm bảo các yếu tố: cam kết việc làm, chú trọng thực hành, cọ xát thực tế và đào tạo những công nghệ mới nhất mà doanh nghiệp cần.

Xem thêm về xu hướng đào tạo CNTT chuẩn quốc tế hiện nay tại: https://aptechvietnam.com.vn/