Nhịn ăn vì không được mua “nệm thần kỳ”
Nhịn ăn vì không được mua “nệm thần kỳ”
10.000 cây và 80.000 loài động vật giúp Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xếp hạng cao trong số 35 điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới. Những người yêu thiên nhiên có thể ghé thăm 6 khu bảo tồn chim để ngắm nhìn đến 475 loài chim tương đương 5% của sự đa dạng toàn cầu. Nó cũng là một nơi tuyệt vời cho những người yêu hoa – để ngắm những loài thực vật bản địa nổi bật như hoa Vương miện Hoàng đế (Fritillaria royalialis).
Bạn có thể bay đến mọi nơi từ sân bay Istanbul Atatürk với 260 điểm đến. Một đội máy bay hiện đại được phục vụ bởi phi hành đoàn thân thiện với trẻ em đã giúp hãng hàng không Turkish Airlines phát triển nhanh chóng và được bình chọn là “Hãng hàng không tốt nhất châu Âu” trong chuỗi “Giải thưởng hàng không thế giới Skytrax” suốt bốn năm từ năm 2011 đến năm 2016. Đặc biệt, năm 2016, Turkish Airlines nhận 4 giải thưởng bao gồm: Hãng hàng không tốt nhất châu Âu, Hãng hàng không tốt nhất Nam Âu, Hãng hàng không có khoang ăn hạng thương gia tốt nhất và hãng phục vụ đồ ăn trên máy bay hạng thương gia tốt nhất.
Bên cạnh khí hậu ven biển tuyệt vời, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có những dãy núi ngoạn mục và vào mùa đông bạn có thể khám phá gần một chục khu nghỉ mát trên đây. Dãy núi Palandöken ở tỉnh Erzurum phía đông Thổ Nhĩ Kỳ là dãy núi cao nhất với độ cao 3,125 mét) với đường trượt tuyết tự nhiên dài nhất châu Âu.
Khu chợ Grand Bazaar của Istanbul, có từ năm 1455 và được thành lập ngay sau cuộc chinh phạt Constantinople của Ottoman. Trong nửa thiên niên kỷ, nó đã phát triển thành một quần thể rộng lớn gồm 61 đường phố với hơn 4000 gian hàng trong diện tích 30,000m2. Theo Travel + Leisure, Grand Bazaar là điểm thu hút số 1 thế giới năm 2014 với hơn 91 triệu người đến tham quan. Đặc biệt, chỉ có đàn ông mới được bán hàng tại đây.
Lịch sử không ghi lại chi tiết địa điểm nào nơi hoa tulip đầu tiên được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng người bản địa đã phổ biến hoa và tạo điều kiện để hoa tulip đến với châu Âu. Ngay sau đó nó đã bùng phát thành hiện tượng “Tulip Mania” tức Hội chứng hoa Tulip hoặc Bong bóng Uất kim hương lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637 trong thời đại của Süleyman I.
Hầu hết người Thổ Nhĩ Kỳ không có tên họ cho đến khi một đạo luật được thông qua yêu cầu buộc phải có tên họ vào năm 1934. Gần 300 năm trước, phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ có thể ly dị chồng một cách hợp pháp nếu chồng không cung cấp đủ cà phê cho họ uống.
Các nhà sử học tin rằng nông nghiệp bắt đầu ở những vùng đất này khoảng 11.000 năm trước. Tại các địa điểm thuộc miền trung nam Thổ Nhĩ Kỳ, có bằng chứng cho thấy cư dân của thành phố nguyên sinh này đã thêm các loại cây trồng như lúa mì và lúa mạch vào chế độ ăn uống của họ, và các loại cỏ hoang dã giống hệt với các loại hạt được thuần hóa đầu tiên vẫn phát triển ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí ngày nay, quốc gia này là nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ 10 thế giới.
Khoảng 49,7% lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ được dành riêng cho nông nghiệp. Người dân bản địa không cần phải dựa vào việc nhập khẩu thực phẩm từ các nước khác. Quả sung, cà chua và cà tím là loại thực phẩm phong phú nhất ở đây.
Bãi biển İztuzu, phía tây Fethiye, là nơi sinh sản chính của loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Từ giữa tháng Năm và tháng Mười, những con rùa trèo lên bờ để đẻ một thế hệ mới. Bãi biển chứa khoảng 300 tổ rùa mỗi năm và các quy định của chính phủ đã thành công trong việc cân bằng du lịch với nhu cầu bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này. Patara là bãi biển dài nhất trên Địa Trung Hải với khoảng 20km của những cồn cát trắng nguyên sơ.
Nhìn có vẻ khó đọc khó viết, nhưng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ dễ học hơn bạn nghĩ. Sau một cuộc cải cách ngôn ngữ vào những năm 1920 đã đơn giản hóa từ vựng và chuyển từ chữ viết Ả Rập sang bảng chữ cái Latinh. Tại sao bạn không thử đăng ký học ngay hôm nay để chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thú vị hơn nhỉ?
Istanbul là một trong những thành phố lớn nhất châu Âu, với một nửa diện tích mở rộng sang châu Á. Làm sao để di chuyển giữa các lục địa dễ dàng? Hãy đi Tünel – tuyến đường ray ngầm đô thị cổ nhất đồng thời là tuyến đường sắt ngầm đô thị đầu tiên ở lục địa châu Âu. Được khai trương vào ngày 17/1/1875 và ngày nay, nó vẫn còn hoạt động giữa các khu vực Karaköy và Beyoglu. Tünel là tuyến đường sắt lâu đời thứ hai chạy liên tục sau Luân Đôn. Ngày 29/10/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức khai trương tuyến đường sắt "Marmaray" chạy ngầm xuyên qua eo biển Bosphorus.
Nếu như Anh có bóng đá, Tây Ban Nha có đấu bò tót thì Thổ Nhĩ Kỳ có đấu vật dầu olive. Cảnh tượng hai người đàn ông cồng kềnh cởi trần, chỉ mặc một cái quần ống túm được may bằng da trâu hoặc bò, sau đó nhúng dầu ô liu khắp người và vật lộn dưới ánh mặt trời nóng bỏng của Thracian là một cảnh tượng đáng chú ý của truyền thống thể thao 658 tuổi. Các giải đấu vật lạc đà, được tổ chức trên khắp vùng Aegean vào mùa đông và đấu vật bò tót gần Biển Đen, cũng rất phổ biến.
Trên thực tế, có 13 điểm ở Thổ Nhĩ Kỳ được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO và con số khổng lồ là 62 trong danh sách dự kiến. Danh sánh đa dạng bao gồm từ ngôi đền Mesolithic (Göbekli Tepe) đến thành phố Kinh Thánh (Ephesus) cùng chiến trường trong Thế chiến thứ nhất (Gallipoli), và giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành điểm du lịch phải đến xếp thứ 6 trên thế giới.
Món ăn đặc trưng của Ottoman là tavuk göğsü, nghĩa là pudding ức gà. Đó là sự pha trộn kỳ lạ của thịt gà luộc, sữa và đường, với quế. Và nó rất thơm ngon với vị béo ngậy. Món tráng miệng này xuất hiện hầu khắp trên các menu toàn quốc.
Khi đạo diễn Nuri Bilge Ceylan giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 2014, các sản phẩm điện ảnh tăng lên khoảng 100 phim mỗi năm kể từ đó. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít các quốc gia mà các bộ phim trong nước chiếm được nhiều doanh thu tại phòng vé hơn các sản phẩm bom tấn của Hollywood, và các bộ phim truyền hình của họ là một ngành xuất khẩu có ưu thế lớn ở Trung Đông.
Bạn có biết rằng khoảng 96% tổng dân số uống ít nhất 1 tách trà mỗi ngày? Ước tính rằng người Thổ Nhĩ Kỳ tiêu thụ 3 kg trà mỗi người một năm. Vì vậy, nếu bạn ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ, thì bạn không nên bỏ lỡ trải nghiệm trà truyền thống!.
Bạn có thể tham gia các tour du lịch Châu Âu khám phá các nước Châu Âu nhé!
Quả xoài được trồng tại huyện Mai Sơn có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, kích thước và trọng lượng đảm bảo để tham gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Ngày 22/6, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tổ chức công bố lô xoài đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
30 tấn quả xoài tươi đáp ứng tiêu chuẩn đã được lựa chọn để xuất khẩu.
Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu, tại các vườn xoài, người dân cùng đơn vị thu mua đã lựa chọn những trái xoài đủ yêu cầu để đưa sang thị trường Hoa Kỳ.
[Đưa ngành chế biến nông sản vào Top 10 nước hàng đầu thế giới]
Xoài xuất khẩu là giống xoài tượng da xanh có trọng lượng từ 0,6-1,1 kg, mẫu mã đẹp, không bị rám nắng.
Việc quả xoài được lựa chọn xuất khẩu là niềm vui lớn đối với những người trồng xoài trong bối cảnh khó khăn từ khi có dịch COVID-19. Bởi vào được thị trường khó tính như Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định giá trị của trái xoài mang thương hiệu Mai Sơn.
Theo đơn vị thu mua là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Nhung Đồng Tháp, quả xoài được trồng tại huyện Mai Sơn có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, kích thước và trọng lượng đảm bảo để tham gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Ngoài ra, đơn vị cũng thu mua của người dân để xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Bà Đinh Kim Nhung, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Nhung, cho biết các vùng trồng ở xoài Sơn La được thiên nhiên ưu đãi nên đất đai màu mỡ, sâu bệnh ít, sản lượng hàng năm rất lớn. Đây là yếu tố quan trọng để mở rộng diện tích xoài đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, do người trồng xoài vẫn còn thói quen thu hoạch quả xoài theo tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước, nên cần có thời gian để họ thay đổi và thích ứng.
Huyện Mai Sơn hiện có trên 2.600ha trồng xoài; trong đó, 145ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện nay, diện tích cho trái đạt hơn 1.250ha, với sản lượng thu hoạch đạt 14.000 tấn mỗi năm.
Ngoài xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong đợt này, ngay từ đầu vụ xoài năm 2020, huyện đã thực hiện xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng 1.600 tấn và tiêu thụ trong thị trường nội địa hơn 5.000 tấn.
Ông Vũ Tiến Đĩnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết để sản phẩm xoài của nông dân đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước, huyện đã tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, quảng bá thương hiệu xoài Mai Sơn.
Huyện cũng tổ chức các lớp tập huấn, tạo cơ hội cho người trồng xoài giao lưu học hỏi. Đồng thời, huyện nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc để tạo ra sản phẩm chất lượng.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, kết nối, kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị đầu mối mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương như: nhãn, xoài, na, thanh long...
Bên cạnh đó, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu nông sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thu mua, xuất khẩu sản phẩm nông sản cho nhân dân.
Theo thống kê, từ đầu vụ xoài năm 2020 đến nay, tỉnh Sơn La đã tiêu thụ hơn 35.000 tấn xoài; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 5.600 tấn.
Với việc xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa Kỳ trong lần này cho thấy những chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La thời gian qua đã phát huy hiệu quả.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La Nguyễn Quốc Khánh cho biết lô xoài xuất khẩu sang Hoa Kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định sản phẩm xoài của Sơn La nói chung, của Mai Sơn nói riêng đảm bảo uy tín, chất lượng, đủ điều kiện bán ở những thị trường khó tính.
Ngoài ra, thông qua việc xuất khẩu sang thị trường khó tính sẽ có sự tác động đối với người trồng xoài; từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là việc thực hiện các tiêu chuẩn an toàn trong canh tác.
Không những thế, khi đã xuất khẩu được sang thị trường Hoa Kỳ thì sẽ tạo cơ hội để thâm nhập các thị trường khó tính khác; qua đó, góp phần vào tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân tỉnh Sơn La.
Ngoài quả xoài, trong năm 2020, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ xuất khẩu trên 30.000 tấn các loại nông sản khác như nhãn, na, mận./.