Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài (thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm).
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài (thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm).
Định nghĩa suy thoái kinh tế nêu trên cũng một phần cho thấy tình trạng này xuất hiện khi có sự tụt giảm về hoạt động kinh tế nói chung và GDP nói riêng. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế còn được biểu hiện qua một số dấu hiệu cụ thể như sau:
Một trong những dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế trên toàn thế giới sắp diễn ra đó là việc xảy ra mâu thuẫn trong các chính sách tài khóa tiền tệ ở một số nền kinh tế lớn. Khi quốc gia có sự xung đột về kinh tế, tài chính, chính trị rõ ràng nhất thì đó là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế đang đến gần .
Tỷ lệ thất nghiệp cao báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc sáp nhập thậm chí là giải thể dẫn đến việc tái cơ cấu lại lao động, cắt giảm nhân sự, tính giảm biên chế, nhân viên thời vụ sẽ là những người đầu tiên mất việc, mất đi nguồn thu nhập.
Ngoài ra, dữ liệu về tiền lương tháng sẽ cho thấy biểu hiện về tình hình của thị trường lao động một cách rõ rệt hơn. Thu nhập của người dân giảm, ảnh hưởng đến cơ cấu GDP, cơ cấu GDP là căn cứ nhận định sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vào thời điểm các công ty ngừng tuyển dụng thêm nhân công hoặc thậm chí là sa thải nhân công, thu nhập của lao động giảm sút, đó là biểu hiện mầm mống của một cuộc suy thoái.
Một trong những dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế là tình trạng Thu hẹp tín dụng. Khi các Ngân hàng nhận thấy chiều hướng đi xuống của hoạt động kinh tế và những rủi ro trong tương lai của các khoản vay, ngân hàng sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay mới, quy định trần tín dụng và yêu cầu giảm tỷ lệ cho vay ở các ngành có rủi ro cao dẫn đến điều kiện vay vốn của các Doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn đặc biệt các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đường cong lãi suất trái phiếu là một trong những tín hiệu của một cuộc suy thoái.
Trong lĩnh vực tài chính, đường cong lãi suất trái phiếu (yield curve) là đường thể hiện các mức lãi suất khác nhau đối với các khoản vay có giá trị ngang nhau nhưng kỳ hạn khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát.
Lạm phát thường đồng nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng sẽ khiến lượng trái phiếu mua vào cao hơn để lấy lãi suất bù đắp vào khoản mất giá. Do đó, đường cong lãi suất phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế, lạm phát là nguyên nhân chính.
Theo nguyên tắc lãi suất dài hạn sẽ cao hơn so với lãi suất ngắn hạn. Khi xảy ra trường hợp lãi suất dài hạn lại thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn thì đường cong lãi suất sẽ có dấu hiệu đảo ngược. Yếu tố này dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm. Xem thêm: Báo Cáo Trái Phiếu & Tiền Tệ
Nền kinh tế được cho là không tốt khi số lượng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp gia tăng. Thất nghiệp, thiếu việc làm, mức lương thấp trong khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu của các cá nhân. Đối với nợ xấu của Chính phủ, việc thiếu nguyên liệu sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng phải đi vay các quốc gia khác, trong thời gian kéo dài, nền kinh tế không có chuyển biến tích cực sẽ dẫn đến nợ xấu. Xem thêm: Báo cáo Ngành
Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố ngoại sinh như thời tiết hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời. Khi các cuộc chiến càng kéo dài, thì kim ngạch xuất khẩu của những nền kinh tế này càng bị ảnh hưởng sâu rộng hơn.
Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp khi lượng khách du lịch giảm.
Tác động của sự suy thoái làm tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia gia tăng, dù là nước kém phát triển hay đang phát triển cũng không thể tránh khỏi tình trạng này. Thất nghiệp gia tăng, nhiều người không có việc làm, không có thu nhập có thể dẫn tới các vấn đề xấu về chính trị, xã hội.
Xem nhiều hơn tại Báo cáo Vĩ mô - Vietcap
Suy thoái kinh tế là gì? Trong Kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế (Economic/Recession Downturn) được định nghĩa là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP). Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước. Thời gian để xác định suy thoái kinh tế là tình trạng suy giảm này phải kéo dài hai hoặc nhiều hơn hai quý liên tiếp trong năm.
Theo đó, suy thoái kinh tế luôn là một bài toán khó mà mỗi quốc gia đều phải tìm ra lời giải để có cách khắc phục nhanh chóng. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể biến thành khủng hoảng kinh tế và tệ hơn là sự sụp đổ nền kinh tế. Hậu quả để lại chính là những bất ổn trong đời sống, công việc của mỗi người, gây ra sự tụt dốc thương mại toàn cầu.
Chu kỳ kinh tế là những biến động của GDP thực tế, diễn ra theo quy trình 3 pha: Suy thoái - Phục hồi - Hưng thịnh. Trong đó, các hoạt động kinh tế sẽ trải qua quá trình biến động lên xuống, lặp lại theo vòng tuần hoàn.
Tuy nhiên, nhiều người lại chỉ quan tâm đến hai pha chính là suy thoái và phục hồi. Khi đó, nền kinh tế đang trong chu kỳ suy thoái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn thất và chi phí khổng lồ.
Suy thoái kinh tế thế giới khi đi qua luôn để lại những tổn hại lớn mà khó có thể quên được. Cùng Zalopay điểm lại những cuộc suy thoái kinh tế thế giới để nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trong những năm gần đây:
Năm 1929 là thời điểm mà các sàn giao dịch vô cùng nhộn nhịp nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tăng và sản xuất thì giảm trên toàn cầu. Tổng GDP thế giới giảm đến 26% và tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 15,4%.
Năm 1980 xảy ra hai cuộc suy thoái lớn làm rung chuyển nền kinh tế cả thế giới. Sự kiện đầu tiên diễn ra do một phần thay đổi trong chế độ ở Iran và tình trạng giá dầu tăng mạnh. Sự kiện thứ hai bắt đầu từ năm 1981 và kéo dài đến 16 tháng ngay sau khi Cục Dữ Liệu Liên bang tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Tổng GDP giảm xấp xỉ 2,5% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất khoảng 2%.
Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2007 - 2009
Suy thoái năm 2007 vẫn là một nỗi ám ảnh tồi tệ nhất kể sau cuộc Đại suy thoái năm 1929. Thời điểm này, bất động sản dường như vỡ trận làm kìm hãm ngành tài chính, tín dụng và thế chấp. Ước tính GDP giảm 4,3% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 4,1%.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ của nền kinh tế thế giới. Tốc độ và độ sâu khác thường của giai đoạn suy thoái bắt đầu từ tháng 4/2020, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh chưa từng thấy kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1933. Lúc này, tổng cầu giảm do người dân chỉ ở nhà thay vì chi tiêu, kéo theo hoạt động kinh doanh giảm sút, GDP của hầu hết các quốc gia cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tính đến năm 2024, tuy có những dấu hiệu tích cực như chuỗi cung ứng dần ổn định và nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, song sự phục hồi kinh tế vẫn diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Các vấn đề như lạm phát gia tăng, nợ công chồng chất và bất ổn địa chính trị tiếp tục đe dọa triển vọng tăng trưởng. Thế giới đang hướng tới một trạng thái "bình thường mới", nơi sự linh hoạt và thích ứng là chìa khóa để vượt qua những khó khăn kinh tế còn tồn tại.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thoái kinh tế, về những dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này. Hy vọng qua bài viết trên, Zalopay đã giúp bạn biết suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như giúp bạn có thêm sự chuẩn bị khi gặp trường hợp này.