Đài Bbc Tiếng Nói Hoa Kỳ

Đài Bbc Tiếng Nói Hoa Kỳ

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Mỹ muốn thu hút các nhà đầu tư từ Việt Nam

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, giới chức kinh tế Mỹ đã tổ chức nhiều sự kiện trong năm qua tại cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để vận động các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào phái đoàn đi thủ đô Washington, dự kiến từ ngày 10 - 12/6 tới với mục đích thu hút đầu tư vào Mỹ.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Anh: Voice of America, viết tắt: VOA) là dịch vụ truyền thông đối ngoại chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sản xuất nội dung số, TV và radio bằng hơn 40 ngôn ngữ mà nó phân phối nội dung tới các đài liên kết trên toàn cầu. Đối tượng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chủ yếu khán giả nước ngoài, vì vậy Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được tập trung vào nội dung có ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và người dân nước này.[1]

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942,[2] và hiến chương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Luật công chúng 94-350 và 103-415)[3] đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật năm 1976. Hiến chương này có sứ mệnh "truyền phát tin tức và thông tin chính xác, cân bằng và toàn diện tới khán giả quốc tế" và nó xác định các tiêu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý trong cách thức làm báo chí của VOA.[4]

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C., và được Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ giám sát.[5] Tiền tài trợ được Quốc hội Hoa Kỳ trích lập hàng năm theo ngân sách dành cho các đại sứ quán và lãnh sự quán. Trong năm 2016, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phát sóng khoảng 1.800 giờ chương trình phát thanh và truyền hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 1.050 nhân viên và ngân sách hàng năm do người dân Hoa Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD.[1][4]

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942 thuộc Văn phòng Thông tin thời chiến với những chương trình tuyên truyền nhằm vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức và khu vực Bắc Phi. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát thanh vào ngày 24 tháng 2 năm 1942. Các trạm phát sóng được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sử dụng lúc đó là các trạm phát sóng ngắn của Hệ thống phát thanh Columbia (CBS) và Công ty phát thanh quốc gia (NBC). Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được đặt dưới quyền giám sát của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ khi đó dính dáng đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền. Vào thập niên 1980, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặc biệt nhắm vào Cuba như Radio Marti và TV Marti.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Phát thanh Quốc tế (IBB), là một bộ phận của Ủy ban Phát thanh chính quyền (BBG). Điều này dẫn đến sự tranh cãi về mức độ độc lập của các chương trình thông tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đối với các đường lối chính sách của chính quyền (Hoa Kỳ).j

IBB sử dụng một loạt mạng lưới truyền thông trên toàn thế giới. Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở Bắc Carolina và Delano ở California. Bên ngoài Mỹ, IBB có trạm tiếp vận đặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hy Lạp, Philippines, São Tomé và Príncipe, Kuwait và Thái Lan.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phát sóng (BBG). BBG là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ kinh phí hoạt động[6], là một cơ quan tự trị của chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách thành viên lưỡng đảng. Bộ trưởng Ngoại giao có một ghế trong BBG.  BBG được thành lập như một bộ đệm để bảo vệ VOA và các đài truyền hình quốc tế, phi quân sự, do Hoa Kỳ tài trợ khỏi sự can thiệp chính trị. Nó thay thế Hội ​​đồng Phát thanh Quốc tế (BIB) giám sát việc cấp vốn và hoạt động của Đài Châu Âu Tự do / Đài Tự do , một chi nhánh của VOA.

Theo luật pháp Hoa Kỳ thì Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bị cấm phát thanh trực tiếp tới công dân Mỹ.[7] Đạo luật được sửa đổi do việc thông qua Điều khoản của Đạo luật Hiện đại hóa Smith-Mundt trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2013 . Mục đích của đạo luật năm 1948 là bảo vệ công chúng Mỹ khỏi các hành động tuyên truyền của chính phủ của họ và không có sự cạnh tranh với các công ty tư nhân của Mỹ.  Sửa đổi có mục đích thích ứng với Internet và cho phép công dân Mỹ yêu cầu truy cập nội dung VOA.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay phát thanh bằng hơn 50 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh đặc biệt (tiếng Anh với từ vựng và ngữ pháp được đơn giản hóa).

Địa chỉ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là 330 Independence Avenue, Washington, D.C., 20547.

Nhạc hiệu của đài là bài "Yankee Doodle," được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ, tiếp theo là thông báo: "This is the Voice of America, signing on" (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bắt đầu). Bài "Columbia, Gem of the Ocean" ("Columbia, hòn ngọc đại dương") đã từng được dùng làm nhạc hiệu trong nhiều năm.

Các đài phát thanh "anh em" với VOA, được quản lý bởi IBB hoặc trực tiếp bởi một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ mang tên Hội đồng quản lý phát sóng (BBG)[8]:

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện phát bằng 45 ngôn ngữ (có chương trình truyền hình được đánh dấu *):

Thủ tướng Israel vừa có cuộc tranh cãi với Đức Giáo hoàng về việc Chúa Jesus có thể đã nói tiếng gì.

Benjamin Netanyahu và Đức Giáo hoàng Francis có vẻ như đã có một chút bất đồng nhỏ.

“Chúa Jesus đã ở đây, trên mảnh đất này. Ông ấy nói tiếng Hebrew,” ông Netanyahu nói với Đức Giáo hoàng trong một cuộc gặp tại Jerusalem.

“Aramaic,” Đức Giáo hoàng ngắt lời.

“Chúa nói tiếng Aramaic, nhưng ông ấy cũng biết tiếng Hebrew,” Thủ tướng Israel phản bác.

Sự tồn tại của Chúa Jesus đã được thừa nhận rộng rãi, mặc dù các chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Ngài vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Tuy vậy các sử gia ngôn ngữ có thể vén lên bức màn bí mật về thứ tiếng mà đứa con của người thợ mộc đến từ Galilee, người sau này trở thành một lãnh tụ tinh thần, đã sử dụng.

Cả Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Israel đều đúng, Tiến sỹ Sebastian Brock, chuyên gia về tiếng Aramaic tại Đại học Oxford, nói.

Tuy thế, việc ông Netanyahu làm rõ thông tin cũng rất quan trọng. Hebrew là ngôn ngữ của giới học giả và kinh sách, nhưng ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của Jesus có lẽ là Aramaic.

Và tiếng Aramaic là ngôn ngữ mà các học giả cho rằng được Jesus sử dụng trong Kinh Thánh.

Đây là ngôn ngữ mà Mel Gibson nói trong phim “The Passion of the Christ” (Khổ hình của Chúa), dù không phải tất cả đều là tiếng Aramaic từ thế kỷ thứ Nhất, bởi một số có nguồn gốc từ các thế kỷ sau.

Tiếng Ả-rập chưa xuất hiện vào thời điểm đó ở Palestine. Nhưng tiếng Latin và Hy Lạp lại khá phổ biến. Sẽ khó có khả năng Chúa Jesus biết được nhiều hơn một vài từ Latin, Jonathan Katz, giảng viên ngành Nghiên cứu Cổ điển tại Đại học Oxford, nói.

Đó là ngôn ngữ của luật pháp và quân sự Roma, và Jesus có lẽ không biết nhiều từ vựng về các lĩnh vực này.

Tiếng Hy Lạp thì có khả năng hơn, bởi đó là ngôn ngữ chung của Đế chế La Mã và được sử dụng bởi các công chức dân sự. Ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cũng thống trị ở một vài thành phố thuộc Decapolis, chủ yếu tập trung ở Jordan.

Vì thế, Jesus có lẽ đã biết tiếng Hi Lạp, dù xác suất cho thấy ông có thể không nhuần nhuyễn thứ ngôn ngữ này, ông Katz cho biết.

Không có bằng chứng rõ ràng rằng Jesus có thể viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, Tiến sỹ Brock của ĐH Oxford nói.

Phúc âm của Thánh John có nói Chúa Jesus đã từng viết lên bụi, nhưng đó chỉ là một cách giải thích. Và chúng ta không biết thứ ngôn ngữ đó là gì.

Chúa Jesus thậm chí có thể đã vẽ hơn là viết, ông Brock nói.