Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo dần trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Đây cũng là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu khi mà luôn có mặt trong top những ngành có thu nhập cao nhất trên thế giới. Vậy sinh viên viên ngành này học những gì? Sau này ra trường thì sao? Những câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ đặt ra này, hôm nay chúng ta cùng đi tìm lời giải nhé!
Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo dần trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Đây cũng là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu khi mà luôn có mặt trong top những ngành có thu nhập cao nhất trên thế giới. Vậy sinh viên viên ngành này học những gì? Sau này ra trường thì sao? Những câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ đặt ra này, hôm nay chúng ta cùng đi tìm lời giải nhé!
Ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo dần dần nhận được sự quan tâm từ nguồn lao động trẻ nên thông tin về ngành học này cần học những gì lọt top đầu tìm kiếm. Thực tế, ở mỗi trường đại học hay cơ sở đào tạo khác nhau thì chương trình học nhóm ngành này sẽ có những sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, chương trình đào tạo ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo yêu cầu học viên cần phải vừa thành thạo những kiến thức cơ bản và nền tảng như giải tích, tin học, ngoại ngữ, thống kê,...vừa phải có kiến thức chuyên sâu ở các bộ môn chuyên ngành như kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu, truyền thông và mạng máy tính,...
Sinh viên thuộc ngành DS và AI cũng sẽ được đào tạo và giảng dạy về các module như học máy (machine learning), lập trình và thiết kế giao diện web, học sâu (deep learning), lập trình di động (blockchain), dữ liệu lớn (big data), thị giác máy tính, hệ chuyên gia (expert systems), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing),...
Ngoài ra, xuyên suốt trong quá trình học tập thì sinh viên cũng sẽ được tham gia thực hiện các đồ án nghiên cứu một cách chuyên sâu vào những mảng của chuyên ngành, tham gia các dự án thực tế và thực tập tại những doanh nghiệp ứng dụng các mảng công nghệ hiện đại này để có nền tảng vững chắc, nâng cao kỹ năng chuyên môn và có cơ hội tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá và phong phú để phục vụ cho công việc tương lai sau này.
Sinh viên thuộc ngành DS và AI cũng sẽ được đào tạo và giảng dạy về các module như học máy (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ ở xã hội hiện tại thì ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cũng dần khẳng định được vị trí ưu thế trong thị trường việc làm. Do vậy, có thể thấy rõ, rất nhiều bạn trẻ hiện nay đều đang có xu hướng muốn đầu tư công sức và trí óc của mình vào nhóm ngành này. Nguyên nhân là vì những lý do chính như bên dưới đây:
Tính đến thời điểm hiện tại, khi mà công nghệ và khoa học ngày càng có nhiều bước tiến vượt bậc thì sự chú trọng trong việc đầu tư vào nhóm ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các lĩnh vực như giải trí, công nghệ, thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực phổ biến khác như tài chính, sức khỏe, giáo dục hay logistics cũng bắt đầu có các chiến lược mới mẻ, nắm bắt xu hướng và ứng dụng sự tiện ích của AI và DS vào quy trình hoạt động của toàn bộ hệ thống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của nhóm ngành này đang dần trên đà phát triển rộng mở và đa dạng hơn để người trẻ có thể có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với họ.
Account Executive là gì? Yêu cầu công việc đối với Account Executive
Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết
Với một lượng dữ liệu khổng lồ và quý báu ở thời điểm hiện tại thì việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, xử lý số liệu là rất cần thiết. Điều này giúp cho việc xây dựng và thiết kế nên các hệ thống máy móc thông minh, có khả năng thay con người để giải quyết một số vấn đề, mang lại hiệu quả giải quyết công việc cao dự đoán sẽ trở thành xu hướng vượt bậc trong tương lai. Trên thế giới cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm áp dụng trí tuệ nhân tạo như robot có thể giải quyết những vấn đề của con người, oto có khả năng tự lái,....Hầu hết các sản phẩm này đều nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên gia.
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trở thành xu hướng được ưa chuộng trong tương lai (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tester là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần thiết trở thành tester
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có thể dự tuyển hoặc đăng ký làm việc tại những đơn vị, cơ sở hoạt động trong cùng lĩnh vực tại những vị trí công việc chính như:
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm thì cử nhân nhóm ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có đầy đủ điều kiện để đảm nhận những chức vụ quản lý ở cấp cao hơn như Trưởng nhóm quản lý các dự án, Giám đốc bộ phận công nghệ thông tin. Đồng thời, bạn cũng có thể tự khởi nghiệp nếu có điều kiện. Ngoài ra, khi học tập chuyên sâu hơn, bạn còn có năng lực để đảm nhận vị trí giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về CNTT hay trở thành cán bộ nghiên cứu CNTT, KHDL và TTNT tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về các vị trí việc làm của nhóm ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trên thị trường việc làm, bạn có thể truy cập vào CareerViet.vn để tham khảo nhiều thông tin việc làm mới mẻ được cập nhật liên tục. Dựa vào đó, bạn có thể tìm được hướng đi phù hợp cho mình.
Cử nhân khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên phân tích, quản lý dữ liệu (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Business administration là gì? Ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam
Khoa học dữ liệu (DS - Data Science) được biết đến là một ngành học mới mẻ và hiện đại, nhận được sự quan tâm bởi giới trẻ trên thị trường. Bằng việc sử dụng và kết hợp những kỹ năng như thống kê, toán học cũng như kỹ năng máy tính để tiến hành đi vào nghiên cứu, phân tích những dữ liệu được thu thập, từ đó, mô phỏng được các tình huống đã hoặc đang xảy ra. Song song đó, khoa học dữ liệu cũng đòi hỏi người thực hiện dự đoán những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai để đề xuất các chiến lược hành động hợp lý. Khoa học dữ liệu ứng dụng thực tế phổ biến trong các lĩnh vực như quảng cáo, nghiên cứu, marketing hay ứng dụng công cụ tìm kiếm,...
Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) được định nghĩa là ngành học thông qua việc sử dụng những thuật toán trên máy tính, kết hợp với kỹ thuật và công nghệ hiện đại liên quan với mục đích tạo ra những sản phẩm có khả năng mô phỏng tư duy, hành động và trí thông minh của con người một cách chân thực nhất. Trí tuệ nhân tạo chủ yếu ứng dụng nhiều ở các lĩnh vực quen thuộc trong cuộc sống như tự động hóa, sản xuất sản phẩm, giao thông, y tế, logistics, robotics…
2 lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo khi được kết hợp cùng với nhau sẽ giúp hỗ trợ cho hệ thống sản xuất hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng suất làm việc. Kèm theo đó, nguồn nhân lực cũng cần đáp ứng trình độ kỹ thuật cao, kỹ năng chuyên môn chuyên sâu trong việc thiết kế những công trình cho các hệ thống khai thác, phân tích và xử lý dữ liệu và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo khi được kết hợp cùng với nhau sẽ giúp cho hệ thống sản xuất hoạt động hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Công Nghệ AI Là Gì? Tìm Hiểu Về AI Từ A - Z 2022